Cán cân thương mại dịch vụ giữa Việt Nam-Australia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam australia trong thời gian gần đây thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 81)

giai đoạn 2013-2016 Đơn vị2013 2014 2015

2.2.3. Cán cân thương mại dịch vụ giữa Việt Nam-Australia

Bảng 2.23: Cán cân thương mại dịch vụ giữa Việt Nam-Australia giai đoạn 2006-2016

Năm

Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia

(triệu AUD)

Kim ngạch nhập khẩu từ Australia vào Việt

Nam (triệu AUD)

Cán cân thương mại (triệu AUD) 2006-2007 557 306 251 2007-2008 681 424 257 2008-2009 688 662 26 2009-2010 666 849 -183 2010-2011 730 887 -157 2011-2012 764 906 -142 2012-2013 828 910 -82 2013-2014 890 1053 -163 2014-2015 883 1189 -306 2015-2016 916 1225 -309

Nguồn: Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), Australia direction of goods and services trade financial years

Theo như bảng 2.23, trong giai đoạn 2006-2016, trong quan hệ thương mại dịch vụ giữa hai nước, Việt Nam là nước xuất siêu từ năm 2006 đến năm 2009. Thặng dư thương mại cao nhất là vào năm 2007-2008 (257 triệu AUD). Tuy nhiên trong giai đoạn 2009-2016, Việt Nam lại là nước nhập siêu, cán cân thương mại dịch vụ nghiêng hẳn về phía Australia. Thâm hụt thương mại dịch vụ cao nhất vào năm 2015-2016 (309 triệu AUD). Nguyên nhân là do kim ngạch nhập khẩu dịch vụ từ Australia vào Việt Nam tăng trưởng dương với tốc độ tăng mạnh trong khi tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ bắt đầu chững lại. Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch để gia tăng tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu dịch vụ du lịch sang Australia. Đồng thời cần xác định ngành

vận tải cũng cần được đầu tư nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của các nhà xuất nhập khẩu Australia cũng như Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa hai nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam australia trong thời gian gần đây thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)