Định nghĩa và đo lường lợi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục đầu tư tài chính tại công ty chứng khoán vietcombank (Trang 40 - 41)

Trong hoạt động đầu tư bên cạnh đối tượng rủi ro thì lợi suất là đối tượng thứ hai nhà đầu tư quan tâm.Lợi suất là phần trăm (%) chênh lệch giữa thu nhập từ chứng khoán có được sau một khoảng thời gian ( thường là một năm ) và khoản vốn đầu tư ban đầu.

- Lợi suất bao gồm hai thành phần: + Lãi định kỳ ( Cổ tức, trái tức )

- Lợi suất yêu cầu được nhà đầu tư đặt ra phải tương xứng với mức độ rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu. Do đó cần có giải pháp xác định lợi nhuận so với các rủi ro. Để xây dựng mục tiêu lợi nhuận nhà đầu tư cần quan tâm tới các vấn đề sau:

Đo lường lợi suất

Việc đo lường lợi suất thông thường sử dụng phương pháp tổng lợi nhuận, tổng lợi nhuận của việc tăng giá và lợi nhuận từ thu nhập đầu tư. Lợi suất thường tính theo số tuyệt đối chẳng hạn như 10% một năm. Lợi suất danh nghĩa và lợi suất thực là khác nhau.Lợi nhuận danh nghĩa không được điều chỉnh cho lạm phát. Lợi suất thực là lợi suất được điều chỉnh theo lạm phát.

Thu nhập của DMĐT chứng khoán bắt nguồn từ thu nhập của các chứng khoán cấu thành trong danh mục. Tỷ suất sinh lợi mong đợi DMĐT chứng khoán là giá trị trung bình theo tỷ trọng của tỷ suất sinh lợi mong đợi đối với những chứng khoán riêng lẻ trong danh mục.

E(RP)=∑ i=1 n wi. E(ri¿)¿ Trong đó : E(RP¿ : thu nhập kỳ vọng của DMĐT

wi : tỷ trọng đầu tư chứng khoán i trong danh mục

E(ri): tỷ suất sinh lợi mong đợi của chứng khoán i n : số chứng khoán có trong danh mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục đầu tư tài chính tại công ty chứng khoán vietcombank (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)