Bước phản hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục đầu tư tài chính tại công ty chứng khoán vietcombank (Trang 48 - 55)

Trong bất cứ mỗi hoạt động kinh doanh, phản hồi và kiểm soát là những yếu tố thiết yếu để đạt được mục đích kinh doanh. Trong quản trị DMĐT bước này gồm hai quá trình: Giám sát tái cân bằng và đánh giá hiệu quả DMĐT.

1.3.3.1.Giám sát và tái cân bằng DMĐT

Việc giám sát và tái cân bằng liên quan đến việc sử dụng phản hồi để quản lý rủi ro liên quan đến các cơ hội đầu tư sẵn có để đạt được mục tiêu mà những ràng buộc hiện tại của khách hàng trong IPS vẫn được thoả mãn.

Có hai yếu tố cần theo dõi đó là: Các yếu tố liên quan đến nhà đầu tư và các yếu tố đầu vào của thị trường ảnh hưởng tới nền kinh tế. Các nhà quản trị cần phải xây dựng một quy trình để thông báo cho khách hàng về những thay đổi trong hoàn cảnh của khách hàng.Trong IPS cũng phải được cập nhật các thay đổi để làm cơ sở cho việc sửa đổi DMĐT phù hợp.

Những yếu tố đầu vào của thị trường ảnh hưởng kinh tế sẽ làm tăng nhu cầu thường xuyên về việc điều chỉnh DMĐT. Trong trường hợp này các nhà quản trị phải xem xét cẩn thận một cách có hệ thống các thuộc tính rủi ro của tài sản cũng như các yếu tố kinh tế và thị trường vốn. Khi giá tài sản thay đổi giả sử việc phân bổ tài sản trong IPS ban đầu với trọng số 65% đối với cổ phiếu và một số 35% đối với trái phiếu. Giả sử khi giá trị cổ phiếu nắm giữ sau đó tăng 40%, trong khi giá trị của trái phiếu nắm giữ tăng 10%.Trọng số mới là khoảng 75% cổ phiếu và 25% trái phiếu. Để đưa DMĐT trở lại tuân thủ chính sách đầu tư, nó phải được cân bằng với chính sách dài hạn. Trong bất kỳ trường hợp nào, quyết định tái cân bằng là một trong những quyết định quan trọng cần tính đến nhiều yếu tố chẳng hạn như chi phí giao dịch và thuế. Việc cân bằng theo kỷ luật sẽ có tác động lớn đến việc đạt được mục tiêu đầu tư.

1.3.3.2 Đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư

Khi đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư người ta cần xem xét trên hai khía cạnh: tỷ suất sinh lợi và mức độ rủi ro của danh mục. Lý thuyết danh mục đầu

tư cung cấp các công cụ để lượng hóa cả hai yếu tố này trên cùng một chỉ số bằng một số phương pháp sau:

Phương pháp Sharpe

Phương pháp Sharpe được xây dựng từ mô hình định giá tài sản vốn, phương pháp này đánh giá kết quả thực hiện của danh mục qua phần bù rủi ro cho một đơn vị rủi ro tổng thể của danh mục.

S=E(RP)−rf σP

Trong đó:

S: hệ số đo lường hiệu quả danh mục đầu tư

E(RP): thu nhập kỳ vọng của danh mục đầu tư

σP: độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư

rf: lãi suất chứng khoán phi rủi ro

Tử số trong hệ số Sharpe chính là phần bù rủi ro của danh mục đầu tư và mẫu số là rủi ro của danh mục. Thước đo rủi ro trong hệ số Sharpe là độ lệch chuẩn của danh mục. Phương pháp Sharpe đánh giá hiệu quả đầu tư của danh mục trên cả hai phương diện: thu nhập và mức độ đa dạng hóa danh mục đầu tư, giá trị của hệ số S càng lớn thì danh mục càng hiệu quả.

`

Hình 4: Mức độ hiệu quả danh mục – Hệ số Sharpe

Danh mục BM là danh mục đầu tư chuẩn là cơ sở để so sánh đánh giá hiệu quả của các danh mục đầu tư, nó có thể là danh mục thị trường. Danh mục A và danh mục B

BM

C A

B

là các danh mục có khả năng thực thi tốt, danh mục C và danh mục D khả năng thực thi kém hơn. Trong đó, danh mục A là danh mục hiệu quả nhất và danh mục D là danh mục kém hiệu quả nhất.

Phương pháp Treynor

Phương pháp Treynor đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư bằng hệ số Treynor sau đây:

T=E(RP)−rf βP

Trong đó:

T: hệ số đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư

E(RP): thu nhập kỳ vọng của danh mục đầu tư

βP: rủi ro hệ thống của danh mục đầu tư

rf: lãi suất chứng khoán phi rủi ro

Hệ số Treynor đo lường phần bù rủi ro cho mỗi đơn vị rủi ro hệ thống của danh mục, trị số này càng lớn cho thấy danh mục đầu tư càng hiệu quả.

Khác với phương pháp Sharpe, phương pháp Treynor sử dụng thước đo rủi ro hệ thống của danh mục. Phương pháp này thích hợp để đánh giá các danh mục được đa dạng hóa tốt.

Hình 5: Mức độ hiệu quả danh mục – Hệ số Treynor

BM

C A

B

Tương tự như đồ thị minh họa thước đo Sharpe, danh mục BM là danh mục chuẩn, là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các danh mục khác. Danh mục A, danh mục B là các danh mục hiệu quả, các danh mục C, D kém hiệu quả, trong đó, danh mục A hiệu quả nhất, và D là danh mục kém hiệu quả nhất.

So sánh giữa hệ số Treynor và hệ số Sharpe: với các danh mục được đa dạng hóa hoàn hảo, rủi ro phi hệ thống đã được loại bỏ, rủi ro tổng thể lúc này cũng chính là rủi ro hệ thống.Do vậy, cả hai thước đo này đối với hiệu quả của danh mục đầu tư là như nhau. Những danh mục đa dạng hóa không tốt thì thước đo Treynor cho giá trị cao hơn thước đo Sharpe. Sự khác biệt trong mức độ đánh giá của hai phương pháp này phụ thuộc vào mức độ đa dạng hóa của danh mục đầu tư.

Mặc dù hệ số Treynor và hệ số Sharpe càng cao mức độ hiệu quả của danh mục đầu tư càng tốt, nhưng trên thực tế khi đánh giá hiệu quả của danh mục dựa vào các hệ số này, thường người ta so sánh với mức độ thực thi của danh mục thị trường. Nếu hệ số T, hoặc S của danh mục đang được đánh giá cao hơn hệ số T, hoặc S của danh mục thị trường thì danh mục được đánh giá là hiệu quả. Ngược lại nếu hệ số T, hoặc S của danh mục nhỏ hơn hệ số T, hoặc S của danh mục thị trường thì danh mục đầu tư được đánh giá kém hiệu quả.

Phương pháp Jensen

Phương pháp Jensen đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư được triển khai căn cứ trên mô hình định giá tài sản vốn, công thức của mô hình:

E(Rp)=rf+βp[E(RM)−rf]

Trong đó:

E(Rp):thu nhập kỳ vọng của danh mục đầu tư P

rf: lãi suất của chứng khoán phi rủi ro

βp:rủi ro hệ thống của danh mục đầu tư P

E(RM): thu nhập kỳ vọng của danh mục thị trường

Độ đo Jensen sử dụng hệ số alpha để đánh giá mức độ hiệu quả của danh mục đầu tư so với danh mục thị trường. Phương pháp Sharpe và phương pháp Treynor cho kết quả đánh giá bằng số đo tương đối, phương pháp Jensen đánh giá hiệu quả danh mục bằng thước đo tuyệt đối.

αP=E(Rp)−rfβP[E(RM)−rf]

Thành phần: βP[E(RM)−rf]đo lường phần bù rủi ro của danh mục đầu tư P mà ta kỳ vọng dựa trên mô hình định giá tài sản vốn, cho nên alpha đo khả năng tạo ra thu nhập vượt trội của danh mục P. Nếu anpha dương: danh mục hiệu quả vì nó tạo được thu nhập vượt trội so với mức thu nhập trung bình của thị trường.

Tỷ số thẩm định:

Phương pháp Jensen đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư bằng việc so sánh mức độ thực thi của danh mục so với danh mục thị trường. Để so sánh mức độ hiệu quả của hai danh mục đầu tư với nhau thì thước đo Jensen không thể thẩm định được vì ứng với mỗi danh mục đầu tư đều có mức rủi ro riêng. Hệ số anpha của danh mục A cao hơn danh mục B chưa phản ánh được danh mục A hiệu quả hơn danh mục B. Để có thể đánh giá chuẩn xác hơn khả năng thực thi danh mục, ta sử dụng thêm tỷ số thẩm định để phân tích, nhất là khi so sánh mức độ hiệu quả giữa hai danh mục đầu tư:

Tỷ số thẩm định=αp βp

Trong đó:

αp:thu nhập vượt trội của danh mục P

βp:rủi ro hệ thống của danh mục P

Giá trị anpha, beta của danh mục P trên đây được tính toán theo phương pháp Jensen. Tỷ số thẩm định đặt thước đo Jensen trong mối quan hệ với rủi ro hệ thống của danh mục, nó đo lường thu nhập vượt trội (so với thu nhập ước lượng từ mô hình định giá tài sản vốn) cho mỗi đơn vị rủi ro hệ thống. Tỷ số thẩm định của danh mục đầu tư A cao hơn tỷ số thẩm định của danh mục đầu tư B cho thấy thu nhập vượt trội trên một đơn vị rủi ro hệ thống của danh mục A cao hơn danh mục B, do vậy danh mục A được xem hiệu quả hơn danh mục B.

Thành phần thu nhập tổng thể của danh mục:

Phân tích thành phần thu nhập của danh mục để xem xét mức thu nhập vượt trội mà danh mục tạo ra có tương xứng với rủi ro tăng thêm cho danh mục. Thu nhập tổng thể của danh mục đầu tư có thể chia thành hai phần: thu nhập theo yêu cầu của mô

hình định giá tài sản vốn và thu nhập vượt trội; rủi ro tổng thể của danh mục cũng được chia thành hai phần, rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Khi danh mục đầu tư được đa dạng hóa hoàn hảo, rủi ro phi hệ thống được loại bỏ, thu nhập tổng thể của danh mục thỏa mãn yêu cầu của mô hình định giá tài sản vốn. Khi danh mục đầu tư đạt được thu nhập vượt trội (hệ số anpha dương), danh mục phải chấp nhận thêm rủi ro phi hệ thống, do vậy, để đánh giá mức độ hiệu quả của danh mục, ta cần đánh giá xem xét thêm mối tương quan giữa thu nhập vượt trội của danh mục với rủi ro phi hệ thống này.

Xét danh mục P có thu nhập Rpvà mức rủi ro hệ thống bằng βp, giả sử danh mục P là danh mục hiệu quả, áp dụng chỉ số thực thi Jensen chúng ta tính được trị số αp, giá trị này lớn hơn không và bằng: Rp - RP’ (Mức thu nhập RP’ tương ứng với mức chấp nhận rủi ro hệ thống βp của danh mục).

Xem xét các danh mục P và P’chúng ta thấy cả hai danh mục này đều có cùng mức độ rủi ro hệ thống, vì vậy cả hai đều có cùng trị số βp, tuy nhiên, chúng có các rủi ro tổng khác nhau. Danh mục đầu tư P’ không chứa rủi ro phi hệ thống, vì nó nằm trên đường thị trường chứng khoán, trong khi đó danh mục đầu tư P lại nằm phía trên đường SML. Vì vậy nó không phải là một kết hợp tuyến tính của danh mục đầu tư thị trường với chứng khoán phi rủi ro, nó phải là một danh mục đầu tư chủ động gồm các chứng khoán rủi ro khác hẳn với danh mục thị trường. Nói cách khác P

Rủi ro hệ thống P P’’ Thu nhập Rp P’ R3 RP’ rf RP’’ rf SML

khác P’ vì nhà quản lý danh mục P đã chủ động lựa chọn chứng khoán, điều này dẫn đến kết quả: danh mục vốn đầu tư P thu được một mức thu nhập vượt trội nhưng phải chấp nhận rủi ro phi hệ thống nhất định đi kèm.

Chúng ta cần xem xét mức thu nhập vượt trội thu thêm có tương xứng với rủi ro phi hệ thống mà danh mục phải gánh chịu: so sánh danh mục đầu tư P với một danh mục đầu tư khác nằm trên đường SML có cùng rủi ro tổng thể, danh mục đầu tư P’’. Danh mục P’’có mức thu nhập là RP’’ và rủi ro hệ thống:βp' ' , danh mục này không có rủi ro phi hệ thống. Trong khi đó, rủi ro tổng thể của danh mục P:σ2p nên ta có:

σP' ' 2 =βP' ' 2 × σM2 =σ2p βp' '=σP σM

Nếu thu nhập của danh mục đầu tư P lớn hơn thu nhập của danh mục đầu tư P’’ thì việc lựa chọn danh mục P là xác đáng. Với việc chấp nhận thêm rủi ro phi hệ thống, danh mục đầu tư P yêu cầu tạo ra mức thu nhập vượt trội (RP’’−¿RP’¿, song trong trường hợp này danh mục đầu tư P đã tạo ra mức thu nhập vượt trội ¿ ¿RP’) lớn hơn mức lợi nhuận vượt trội yêu cầu.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CTCK VIETCOMBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục đầu tư tài chính tại công ty chứng khoán vietcombank (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)