Đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty đông bắc (Trang 30 - 32)

1.4. Các biện pháp tạo động lực cho người lao động

1.4.2.1. Đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thớng và chính thức tình hình thực hiện cơng việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động.

Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và tổ chức nào cũng cần thực hiện. Trong tổ chức, đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa quan trọng vì nó phục vụ được nhiều mục tiêu quản lý tác động trực tiếp tới cả người lao động và tổ chức nói chung. Các mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc là:

 Cải tiến sự thực hiện công việc của người lao động

 Giúp cho người quản lý nhân sự đưa ra được các quyết định nhân sự đúng đắn như: đào tạo và phát triển, thù lao, thăng tiến, kỷ luật…. Kết quả đánh giá thực hiện cơng việc cịn giúp cho bộ phận quản lý nhân sự và các cấp lãnh đạo có thể đánh giá được thắng lợi của các hoạt động chức năng nguồn nhân lực như tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo…. đồng thời kiểm điểm được mức độ đúng đắn và hiệu quả các hoạt động đó từ đó có các phương hướng điều chỉnh phù hợp.

Để đánh giá thực hiện công việc của người lao động tổ chức cần phải thiết lập một hệ thống đánh giá với các yếu tố cơ bản sau:

 Các tiêu chuẩn thực hiện công việc

 Đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn

 Thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực.

20

Mối quan hệ giữa ba yếu tố của hệ thống đánh giá và các mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc được thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa ba yếu tố của hệ thống đánh giá và các mục Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

(Nguồn: William B. Werther Jr., Keith Davis, “Human Resources and Personnel Management”, Irwin McGraw-Hill, 1996)

“Đào tạo và phát triển các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong mơi trường cạnh tranh”.

Mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là: nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các cơng việc trong tương lai.

Thực tế thực hiện

côngviệc

Đánh giá thực hiện công việc

Thông tin phản hồi Hồ sơ nhân viên

Quyết định nhân sự

Đo lường sự thực hiện công việc

Tiêu chuẩn thực hiện công việc

21

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đầu tư sinh lời đáng kể. Sau khi người lao động được đào tạo họ được nâng cao chuyên môn, kỹ năng, tay nghề, cách tư duy mới vì vậy đáp ứng được yêu cầu thực hiện công việc một cách tốt hơn đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc cho tổ chức đưa tổ chức ngày càng phát triển mạnh, đồng thời người lao động khẳng định được địa vị của mình trong tổ chức và xã hội. Đây là biện pháp giữ chân người lao động giỏi một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty đông bắc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)