– 2025
3.1.1. Quan điểm mục tiêu
Để đáp ứng yêu cầu đới với ng̀n nhân lực có vai trị là nhân tố quyết định trong việc thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển bền vững Tổng công ty giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong bối cảnh đẩy mạnh Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố đất nước và hội nhập sâu rộng có sự cạnh tranh gay gắt về thu hút nhân lực chất lượng cao, quan điểm chung về chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty giai đoạn tới là:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng nhân có chất lượng cao, đủ về số lượng và
cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
- Phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp cho tất
cả các khâu từ tuyển dụng, đào tạo - bời dưỡng, bớ trí, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ. Với quan điểm và mục tiêu chung nêu trên, tiêu chí và khẩu hiệu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty gắn với yêu cầu của thời đại là những mực tiêu cụ thể sau:
- Đảm bảo đủ công nhân kỹ thuật lành nghề cho các lĩnh vực SXKD, đặc biệt
là công nhân làm việc trong mỏ hầm lị than và cơng nhân lái xe, lái máy ở các mỏ lộ thiên để đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng than. Đi đôi với công tác tuyển dụng mới, đẩy mạnh cơ giới hóa khai thác, đào lò để vừa nâng cao năng suất lao động và thu nhập, vừa giảm sức ép cho cơng tác tủn dụng trong bới cảnh có sự cạnh tranh gay gắt về lao động chất lượng cao.
- Xây dựng được đội ngũ chuyên gia, tư vấn đầu ngành trong từng lĩnh vực
công tác từ cấp Tổng công ty đến từng đơn vị thành viên. Ở mỗi lĩnh vực của từng đơn vị có ít nhất 2 chun gia trình độ cao về tư vấn, thiết kế mỏ, đào chớng lị, khai thác mỏ, ... Đối với công tác nghiên cứu, tư vấn sớ lượng chun gia giỏi phải có sớ
73
lượng nhiều hơn và phải có kinh nghiệm từ thực tế sản xuất, tư duy sáng tạo, thông thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
- Đi đôi với củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh Cơng nghiệp hố, Hiện đại hoá và hội nhập sâu rộng đạt trình độ kinh doanh quốc tế, chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ cán bộ kế cận lãnh đạo, quản lý các cấp theo từng độ tuổi để khi cần bổ nhiệm một vị trí lãnh đạo phải có ít nhất 2 cán bộ kế cận sẵn sàng trong quy hoạch để lựa chọn.
- Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, công nhân làm công tác xuất nhập khẩu than.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ kinh doanh quốc tế đạt trình độ khu
vực và thế giới trên các lĩnh vực thương mại, tài chính, tư vấn pháp luật, chuyển giao công nghệ, v.v.
3.1.2. Nhiệm vụ cụ thể
a. Xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật khỏe mạnh, lành nghề, có tác phong cơng nghiệp, kỷ luật và đờng tâm, biết bảo vệ mình, bảo vệ an toàn cho đờng nghiệp, đồng đội; biết chia sẻ với cộng đờng và biết giữ gìn, phát huy trùn thớng quý báu của giai cấp công nhân mỏ.
b. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ chuyên mơn, nghiệp vụ, kỹ thuật có tri thức kinh doanh đẳng cấp q́c tế, kỹ năng chuyên nghiệp, tư duy sáng tạo, nhạy bén, coi trọng hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, biết giữ gìn đoàn kết nội bộ và phát huy sức mạnh tổng hợp của đội ngũ cán bộ, công nhân, người lao động, thực hiện trách nhiệm xã hội, không ngừng phát huy truyền thống của Giai cấp cơng nhân mỏ, xây dựng hình ảnh và thương hiệu Tổng cơng ty ngày càng mạnh, tin cậy.
c. Ưu tiên tập trung đào tạo 3 đối tượng chính trong cơ cấu nguồn nhân lực là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đội ngũ chuyên gia về kỹ thuật, công nghệ, chuyên môn, nghiệp vụ; đội ngũ công nhân kỹ thuật thuộc các ngành, lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là công nhân làm việc trong mỏ hầm lò, mỏ lộ thiên và chế biến sâu
74
khống sản. Chủ động tự đào tạo ng̀n nhân lực từ bậc thấp lên bậc cao, từ công nhân trở thành cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý.
d. Thực hiện phương châm địa phương hóa và truyền thớng hóa ng̀n nhân lực bằng cách:
- Ưu tiên tuyển chọn, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương nơi có dự án và hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, trước hết tuyển chọn con em các gia đình giao đất cho dự án, các gia đình có công với nước, các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, các gia đình nghèo.
- Ưu tiên tuyển chọn, đào tạo, sử dụng con em công nhân, viên chức trong Tổng công ty, trước hết là con em các gia đình có người bị chết hoặc tàn phế do tai nạn lao động, con em các gia đình công nhân nghèo.
- Ưu tiên đãi ngộ những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nhất là trong mỏ hầm lò), những người làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ở trong và ngoài nước.
e. Tuyển chọn nhân sự lãnh đạo, quản lý các đơn vị thành viên và của Tổng công ty theo phương thức cạnh tranh, minh bạch.
f. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu và sắp xếp lại lao động một cách hợp lý, nâng cao năng lực công tác trên cơ sở nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm đối với công việc và doanh nghiệp.
g. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo phát triển đội ngũ nhân lực cho chiến lược đầu tư khai thác than ở nước ngoài và nhập khẩu than.
3.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty Đông Bắc
Dựa trên kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của người lao động khi làm việc tại Tổng công ty Đông Bắc, cùng với việc thu thập những ý kiến đề xuất nhằm tạo động lực cho người lao động, dưới đây là những giải pháp giúp hồn thiện cơng tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng cơng ty:
75
3.2.1. Hồn thiện chính sách tuyển dụng nhân lực
- Tổng cơng ty cần giữ vai trị chủ đạo và đầu mối hướng dẫn, giám sát, kiểm trả công tác tuyển sinh để cho đi học nghề và quản lý chặt chẽ công tác tuyển sinh đào tạo phù hợp với kế hoạch phối hợp kinh doanh hàng năm cũng như kế hoạch dài hạn của tổng công ty.
- Tất cả lao động tuyển dụng vào Tổng cơng ty đều phải thơng qua hình thức thi tuyển để đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu. Trong quá trình thi tuyển ưu tiên những đối tượng là con của những gia đình bị thu hồi đất cho dự án đầu tư, con của người lao động bị chết do tai nạn lao động, con của gia đình có công với nước.
- Tuyệt đối không tuyển dụng lao động chưa có nghề hoặc có nghề khơng phù hợp với yêu cầu sử dụng nhằm giảm chi phí đào tạo lao động và nâng cao chất lượng ngay từ đầu. Chỉ tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo để đào tạo nghề đối với các trường hợp: (1) Nghề đặc thù mà nguồn cung lao động thấp hơn cầu; (2) Con của những gia đình bị thu hồi đất cho dự án đầu tư, con của người lao động bị chết do tai nạn lao động, con gia đình có công với nước hoặc con em vùng dự án ở các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa theo chủ trương địa phương hóa lao động.
- Tiếp tục củng cớ mở rộng hình thức hợp tác đào tạo với các trường đại học liên kết trong và ngoài nước để có nhiều chuyên ngành đào tạo cho nguồn nhân lực ngành than.
- Đối với các cơ sở đạo tạo nghề và bồi dưỡng cán bộ hiện nay của ngành than quản lý tiếp tục củng cố nâng cấp các trường kể cả cơ sở vật chất lẫn bổ sung đội ngũ giáo viên để nâng cao năng lực dạy nghề trước mắt đảm nhiệm được đào tạo nguồn lao động cung cấp kịp thời nhu cầu các doanh nghiệp hiện đang cần.
- Quy hoạch lại mạng lưới các trường thuộc Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam, nếu có thể nghiên cứu các cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường Cao đẳng, Đại học của Trung Quốc đang liên kết với ngành than, các trường đều rất khang trang, hiện đại, được xây dựng mới hoàn chỉnh trên diện tích 100 - 200 ha với đầy đủ các điều kiện học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ăn ở sinh hoạt, thể thao,
76
văn hóa cho giáo viên và sinh viên lấy mô hình này làm mô hình mẫu cho các trường của ngành than nghiên cứu và học tập.
- Điều chỉnh qui chế đào tạo, chế độ chính sách cho phù hợp với các trường, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh, sinh viên yên tâm học tập đạt kết quả tốt, sau khi học tập tình nguyện về làm việc lâu dài cho các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty.
- Bổ sung vào Quy chế thi đua - khen thường chỉ tiêu về thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động ngành than, bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật nhằm khuyến khích các đơn vị quan tâm thích đáng hơn đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn lao động.
3.2.2. Đổi mới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
a. Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
- Các đơn vị thành viên chủ động phát hiện cán bộ trẻ, được đào tạo chính quy, đã kinh qua trực tiếp sản xuất kinh doanh, có năng lực lãnh đạo, có phẩm chất đạo đức tớt, bản lĩnh vững vàng, tư duy năng động, sáng tạo để đưa vào quy hoạch cán bộ kế cận, từ đó tiến hành luân chuyển, giao việc để thử thách, cử đi đào tạo bổ sung về chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cho đơn vị và cho Tổng công ty;
- Tổng công ty xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo các giai đoạn, theo độ tuổi, từ đó đẩy mạnh việc đào tạo về ngoại ngữ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, luân chuyển cán bộ qua các môi trường, vị trí, đơn vị công tác để thử thách, rèn luyện, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cho Tổng công ty và đơn vị thành viên.
b. Đối với đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, chuyên môn, nghiệp vụ
- Các đơn vị chủ động phát hiện những cán bộ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ có năng lực, say mê nghề nghiệp, tư duy năng động, sáng tạo để quy hoạch đào tạo thành các chuyên gia giỏi, đứng đầu ngành, lĩnh vực, đơn vị về tư vấn, thiết kế mỏ, đào chống lị, khai thác mỏ, thơng gió, thoát nước, tự động hóa, cơ giới hóa, an
77
tồn, chế biến than, khống sản, cơng nghệ hóa chất, tài chính, kế tốn, quản trị chi phí, quản trị đầu tư, quản trị nhân lực... Việc quy hoạch đội ngũ chuyên gia được thực hiện như quy hoạch cán bộ.
c. Đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật các ngành nghề, lĩnh vực
- Nâng cao năng lực tự đào tạo, bồi dưỡng (về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tài liệu học tập) bằng các hình thức thích hợp cho các đơn vị và Tổng công ty để đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật, nhất là ngành khai thác, chế biến than, khoáng sản đạt chất lượng đáp ứng cho các đơn vị trong Tổng công ty. Liên kết với Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam, Trường Cao đằng Việt – Hàn Quảng Ninh và các trường đào tạo nghề trên địa bàn để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và đào tạo mới công nhân kỹ thuật đáp nhu cầu lao động của Tổng cơng ty.
- Duy trì phong trào ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi trong đội ngũ công nhân kỹ thuật; đào tạo bồi dưỡng lực lượng giáo viên kiêm chức là cán bộ kỹ thuật, thợ cả của các đơn vị để làm hạt nhân bồi dưỡng tay nghề, nâng bậc thợ cho người lao động ngay trong quá trình sản xuất.
- Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng trong Tổng công ty, trong nước tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngồi.
- Có chính sách, giải pháp thỏa đáng thu hút nhân tài, kể cả lao động, chuyên gia nước ngoài, nhất là nhân tài cho các ngành nghề, lĩnh vực chế biến sâu than - khoáng sản, tái chế chất thải, hoàn thổ, hồn ngun mơi trường, đầu tư ra nước ngoài, thương mại quốc tế, pháp luật kinh doanh quốc tế, v.v., bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, chuyên gia tư vấn, thiết kế, pháp luật, công nhân lành nghề, v.v.
3.2.3. Cải thiện môi trường làm việc
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, nhà ở đối với công nhân làm việc trong hầm lò, làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, những người lao động giỏi và chuyên gia trình độ cao trong các lĩnh vực.
78
- Thực hiện chính sách sử dụng ít lao động, trả lương cao ở mức hợp lý thay cho việc sử dụng nhiều lao động nhưng lương thấp để giữ chân được lao động có chất lượng cao.
- Thực hiện chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung để thu hút, giữ chân những cán bộ, công nhân ở những vị trí có vai trị qút định đến sự ổn định, phát triển của từng đơn vị và Tổng công ty. Đặc biệt, đề nghị Nhà nước quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp ngành than về quỹ đất, đầu tư xây dựng hạ tầng đến chân cơng trình và cho phép các doanh nghiệp ngành than được tạo lập “Chi phí đầu tư nhà ở công nhân mỏ tập trung” hạch tốn vào chi phí sản x́t để có ng̀n tài chính đầu tư xây dựng các khu nhà ở cho hộ gia đình công nhân mỏ theo phương thức doanh nghiệp - người lao động cùng lo, để công nhân có điều kiện lập gia đình, chăm lo được cho vợ con ở ngay trên địa bàn nơi họ làm việc, từ đó công nhân sẽ yên tâm gắn bó với sự nghiệp sản xuất than cho đất nước và con cháu họ sau này tiếp bước cha ông trở thành công nhân mỏ và xây dựng gia đình truyền thống thợ mỏ.
3.2.4. Củng cố nguồn lực tài chính tạo động lực lao động
- Thiết lập quỹ lương và xây dựng quy chế tiền lương gắn liền với năng suất lao động, theo đó trả lương theo nguyên tắc làm việc gì trả lương việc đó và căn cứ vào kết quả, chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc, đảm bảo an toàn lao động, tuân thủ pháp luật, khuyến khích lao động sáng tạo và hợp tác, đoàn kết.
- Thiết lập chi phí đổi mới cơ cấu lao động tập trung; chi phí đào tạo, y tế tập trung: Doanh thu của các đơn vị chế biến than-khống sản để tính và lập chi phí tập trung là doanh thu bán hàng trừ đi giá trị than, khoáng sản mua vào và đã bán ra trong kỳ.
- Tổng công ty quy định việc tính để trích lập, quản lý, sử dụng các chi phí này đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
a. Chi phí đổi mới cơ cấu lao động tập trung:
Được trích lập từ ng̀n Quỹ tiền lương thực hiện hàng năm của Tổng công ty