Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty đông bắc (Trang 77 - 79)

2.3.2.1. Cơ chế quản lý, điều hành liên quan đến Quân đội

Quản lý hoạt động kinh doanh nói chung, quản lý nhân lực nói riêng tại Tổng cơng ty Đông Bắc được thực hiện và hành động theo lối mệnh lệnh chỉ huy. Tổng công ty sẽ giao chỉ tiêu cho từng đơn vị tất cả các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, giá bán, sản lượng, định biên lao động, đơn giá tiền lương… nên rất ít có tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, chưa linh hoạt trong quản trị doanh nghiệp.

Quản lý lao động của Tổng công ty đang bị phân tán giữa các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước và Qn đội, giữa Bộ Q́c phịng và các địa phương có trụ sở doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty; điều này làm cho mỗi đơn vị trực thuộc có thể nhận mệnh lệnh chỉ huy từ nhiều Bộ ngành, địa phương khác nhau và đôi khi các văn bản không thống nhất, do vậy gây lúng túng trong triển khai hoạt động quản lý, tạo động lực cho người lao động cũng như hoạt động sản x́t của tồn doanh nhiệp.

2.3.2.2. Văn hố doanh nghiệp

Là doanh nghiệp ngành than tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, văn hoá, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hoá… chính sự khác nhau này tạo ra môi trường làm việc đa dạng mà

67

phức tạp. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng tồn cầu hố khiến Tổng cơng ty để phát triển phải liên tục tìm tịi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Điều này địi hỏi Tổng cơng ty phải xây dựng và phát triển một nề nếp văn hoá đặc thù, phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của mỗi cá nhân người lao động vào việc đạt được mục tiêu chung của doanh nhiệp và ngành than - đó là văn hoá ngành than. Văn hoá ngành than chính là qút định sự trường tờn và phát triển của Tổng công ty, cũng như có tác động định hướng, tạo động lực làm việc cho người lao động.

2.3.2.3. Mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng công ty

Mục tiêu của Tổng công ty Đông Bắc là sản xuất, xây dựng kinh tế gắn liền với thực hiện nhiệm vụ qn sự, q́c phịng do Bộ Q́c phịng giao; phát triển ngành công nghiệp than, khống sản và một sớ ngành, nghề khác (có chọn lọc) phù hợp với ngành nghề chính; hồn thành các nhiệm vụ do Chủ sở hữu giao; tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tổ hợp Tổng công ty. Đi đôi với việc Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đồng bộ gồm đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và đội ngũ cơng nhân kỹ thuật đảm bảo hồn thành xuất sắc nhiệm vụ. Với quan điểm và mục tiêu chung nêu trên, Tổng công ty phải xây dựng những tiêu chí và những chính sách tạo động lực phù hợp để thu hút nhân tài, bởi ́u tớ con người là chìa khố thành cơng của mỗi doanh nghiệp.

2.3.2.4. Tình hình sản xuất, kinh doanh của các đơn vị

Tài chính là một bộ phận cấu thành trong các hoạt động kinh tế của một doanh nghiệp, nó có mới liên hệ hữu cơ và tác động qua lại với các hoạt động khác. Trong công tác tạo động lực lao động, khả năng tài chính của hay cụ thể hơn tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc có tác động không nhỏ tới quyết định và chính sách của Tổng cơng ty. Với đặc thù khai thác khoáng sản, một ngành nghề dựa vào yếu tố tự nhiên và tình hình kinh doanh dựa vào nhu cầu sử dụng than trong nước và xuất khẩu, đây là yếu tố nền tảng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó có cơ sở thúc đẩy năng suất lao động, và gia tăng chi phí tạo động lực lao động.

68

2.3.2.5. Yếu tố thuộc bản thân người lao động

Do đặc điểm và tính chất công việc độc hại, nguy hiểm mà nguồn cung lao động trực tiếp cho Tổng công ty chủ yếu là lao động tại các địa phương, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có kinh tế khó khăn; những lao động quen với tập quán làm nông nghiệp, nương dãy, thiếu tác phong công nghiệp. Tuy nhiên khi được đào tạo nghề và bớ trí việc làm tại các mỏ, do điều kiện xa gia đình nên lao động chỉ làm một thời gian để tích lũy vốn lại quay trở lại quê hương, khơng gắn bó lâu dài với ngành than, tỷ lệ lao động bỏ việc là khá cao, gây thất thoát lớn về kinh phí đào tạo và thay thế nhân viên.

Một bộ phận người lao động trong các đơn vị thành viên Tổng công ty, nhất là lao động người dân tộc, lao động thanh niên trẻ có ý thức chấp hành kỷ luật, pháp luật và tác phong cơng nghiệp cịn hạn chế, chịu ảnh hưởng nhiều về phong tục, tập quán địa phương. Nhu cầu của người lao động sản xuất cũng đơn thuần và cơ bản, cần được đáp ứng về chỗ ở và thu nhập, nhu cầu được sớng và làm việc trong mơi trường an tồn nhiểu hơn là khát vọng được ghi nhận, phát triển bản thân. Vì vậy việc cân nhắc chính sách đãi ngộ là rất cần thiết đối với Tổng công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty đông bắc (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)