Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty đông bắc (Trang 85)

Tổng công ty Đông Bắc

Dựa trên kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của người lao động khi làm việc tại Tổng công ty Đông Bắc, cùng với việc thu thập những ý kiến đề xuất nhằm tạo động lực cho người lao động, dưới đây là những giải pháp giúp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty:

75

3.2.1. Hoàn thiện chính sách tuyển dụng nhân lực

- Tổng công ty cần giữ vai trò chủ đạo và đầu mối hướng dẫn, giám sát, kiểm trả công tác tuyển sinh để cho đi học nghề và quản lý chặt chẽ công tác tuyển sinh đào tạo phù hợp với kế hoạch phối hợp kinh doanh hàng năm cũng như kế hoạch dài hạn của tổng công ty.

- Tất cả lao động tuyển dụng vào Tổng công ty đều phải thông qua hình thức thi tuyển để đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu. Trong quá trình thi tuyển ưu tiên những đối tượng là con của những gia đình bị thu hồi đất cho dự án đầu tư, con của người lao động bị chết do tai nạn lao động, con của gia đình có công với nước.

- Tuyệt đối không tuyển dụng lao động chưa có nghề hoặc có nghề không phù hợp với yêu cầu sử dụng nhằm giảm chi phí đào tạo lao động và nâng cao chất lượng ngay từ đầu. Chỉ tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo để đào tạo nghề đối với các trường hợp: (1) Nghề đặc thù mà nguồn cung lao động thấp hơn cầu; (2) Con của những gia đình bị thu hồi đất cho dự án đầu tư, con của người lao động bị chết do tai nạn lao động, con gia đình có công với nước hoặc con em vùng dự án ở các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa theo chủ trương địa phương hóa lao động.

- Tiếp tục củng cố mở rộng hình thức hợp tác đào tạo với các trường đại học liên kết trong và ngoài nước để có nhiều chuyên ngành đào tạo cho nguồn nhân lực ngành than.

- Đối với các cơ sở đạo tạo nghề và bồi dưỡng cán bộ hiện nay của ngành than quản lý tiếp tục củng cố nâng cấp các trường kể cả cơ sở vật chất lẫn bổ sung đội ngũ giáo viên để nâng cao năng lực dạy nghề trước mắt đảm nhiệm được đào tạo nguồn lao động cung cấp kịp thời nhu cầu các doanh nghiệp hiện đang cần.

- Quy hoạch lại mạng lưới các trường thuộc Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam, nếu có thể nghiên cứu các cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường Cao đẳng, Đại học của Trung Quốc đang liên kết với ngành than, các trường đều rất khang trang, hiện đại, được xây dựng mới hoàn chỉnh trên diện tích 100 - 200 ha với đầy đủ các điều kiện học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ăn ở sinh hoạt, thể thao,

76

văn hóa cho giáo viên và sinh viên lấy mô hình này làm mô hình mẫu cho các trường của ngành than nghiên cứu và học tập.

- Điều chỉnh qui chế đào tạo, chế độ chính sách cho phù hợp với các trường, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh, sinh viên yên tâm học tập đạt kết quả tốt, sau khi học tập tình nguyện về làm việc lâu dài cho các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty.

- Bổ sung vào Quy chế thi đua - khen thường chỉ tiêu về thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động ngành than, bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiẹp vụ và cô ̂ng nhân kỹ thuật nhằm khuyến khích các đơn vị quan tâm thích đáng hơn đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn lao động.

3.2.2. Đổi mới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

a. Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

- Các đơn vị thành viên chủ động phát hiện cán bộ trẻ, được đào tạo chính quy, đã kinh qua trực tiếp sản xuất kinh doanh, có năng lực lãnh đạo, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh vững vàng, tư duy năng động, sáng tạo để đưa vào quy hoạch cán bộ kế cận, từ đó tiến hành luân chuyển, giao việc để thử thách, cử đi đào tạo bổ sung về chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cho đơn vị và cho Tổng công ty;

- Tổng công ty xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo các giai đoạn, theo độ tuổi, từ đó đẩy mạnh việc đào tạo về ngoại ngữ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, luân chuyển cán bộ qua các môi trường, vị trí, đơn vị công tác để thử thách, rèn luyện, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cho Tổng công ty và đơn vị thành viên.

b. Đối với đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, chuyên môn, nghiệp vụ

- Các đơn vị chủ động phát hiện những cán bộ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ có năng lực, say mê nghề nghiệp, tư duy năng động, sáng tạo để quy hoạch đào tạo thành các chuyên gia giỏi, đứng đầu ngành, lĩnh vực, đơn vị về tư vấn, thiết kế mỏ, đào chống lò, khai thác mỏ, thông gió, thoát nước, tự động hóa, cơ giới hóa, an

77

toàn, chế biến than, khoáng sản, công nghệ hóa chất, tài chính, kế toán, quản trị chi phí, quản trị đầu tư, quản trị nhân lực... Việc quy hoạch đội ngũ chuyên gia được thực hiện như quy hoạch cán bộ.

c. Đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật các ngành nghề, lĩnh vực

- Nâng cao năng lực tự đào tạo, bồi dưỡng (về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tài liệu học tập) bằng các hình thức thích hợp cho các đơn vị và Tổng công ty để đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật, nhất là ngành khai thác, chế biến than, khoáng sản đạt chất lượng đáp ứng cho các đơn vị trong Tổng công ty. Liên kết với Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam, Trường Cao đằng Việt – Hàn Quảng Ninh và các trường đào tạo nghề trên địa bàn để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và đào tạo mới công nhân kỹ thuật đáp nhu cầu lao động của Tổng công ty.

- Duy trì phong trào ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi trong đội ngũ công nhân kỹ thuật; đào tạo bồi dưỡng lực lượng giáo viên kiêm chức là cán bộ kỹ thuật, thợ cả của các đơn vị để làm hạt nhân bồi dưỡng tay nghề, nâng bậc thợ cho người lao động ngay trong quá trình sản xuất.

- Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng trong Tổng công ty, trong nước tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài.

- Có chính sách, giải pháp thỏa đáng thu hút nhân tài, kể cả lao động, chuyên gia nước ngoài, nhất là nhân tài cho các ngành nghề, lĩnh vực chế biến sâu than - khoáng sản, tái chế chất thải, hoàn thổ, hoàn nguyên môi trường, đầu tư ra nước ngoài, thương mại quốc tế, pháp luật kinh doanh quốc tế, v.v., bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, chuyên gia tư vấn, thiết kế, pháp luật, công nhân lành nghề, v.v.

3.2.3. Cải thiện môi trường làm việc

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, nhà ở đối với công nhân làm việc trong hầm lò, làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, những người lao động giỏi và chuyên gia trình độ cao trong các lĩnh vực.

78

- Thực hiện chính sách sử dụng ít lao động, trả lương cao ở mức hợp lý thay cho việc sử dụng nhiều lao động nhưng lương thấp để giữ chân được lao động có chất lượng cao.

- Thực hiện chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung để thu hút, giữ chân những cán bộ, công nhân ở những vị trí có vai trò quyết định đến sự ổn định, phát triển của từng đơn vị và Tổng công ty. Đặc biệt, đề nghị Nhà nước quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp ngành than về quỹ đất, đầu tư xây dựng hạ tầng đến chân công trình và cho phép các doanh nghiệp ngành than được tạo lập “Chi phí đầu tư nhà ở công nhân mỏ tập trung” hạch toán vào chi phí sản xuất để có nguồn tài chính đầu tư xây dựng các khu nhà ở cho hộ gia đình công nhân mỏ theo phương thức doanh nghiệp - người lao động cùng lo, để công nhân có điều kiện lập gia đình, chăm lo được cho vợ con ở ngay trên địa bàn nơi họ làm việc, từ đó công nhân sẽ yên tâm gắn bó với sự nghiệp sản xuất than cho đất nước và con cháu họ sau này tiếp bước cha ông trở thành công nhân mỏ và xây dựng gia đình truyền thống thợ mỏ.

3.2.4. Củng cố nguồn lực tài chính tạo động lực lao động

- Thiết lập quỹ lương và xây dựng quy chế tiền lương gắn liền với năng suất lao động, theo đó trả lương theo nguyên tắc làm việc gì trả lương việc đó và căn cứ vào kết quả, chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc, đảm bảo an toàn lao động, tuân thủ pháp luật, khuyến khích lao động sáng tạo và hợp tác, đoàn kết.

- Thiết lập chi phí đổi mới cơ cấu lao động tập trung; chi phí đào tạo, y tế tập trung: Doanh thu của các đơn vị chế biến than-khoáng sản để tính và lập chi phí tập trung là doanh thu bán hàng trừ đi giá trị than, khoáng sản mua vào và đã bán ra trong kỳ.

- Tổng công ty quy định việc tính để trích lập, quản lý, sử dụng các chi phí này đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.

a. Chi phí đổi mới cơ cấu lao động tập trung:

Được trích lập từ nguồn Quỹ tiền lương thực hiện hàng năm của Tổng công ty và các đơn vị khai thác, chế biến và kinh doanh than - khoáng sản. Tỷ lệ tính tối đa

79

không quá 1% trên tổng quỹ lương thực hiện của Công ty mẹ và các đơn vị sản xuất, chế biến và kinh doanh than - khoáng sản. Chi phí đổi mới cơ cấu lao động tập trung dùng để:

- Chi hỗ trợ người lao động về hưu trước tuổi - Chi hỗ trợ người lao động thôi việc trợ cấp 1 lần;

Mức hỗ trợ cụ thể cho từng đối tượng trên do Tổng công ty quyết định nhưng không được vượt quá mức quy định của Nhà nước về chính sách lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

b. Chi phí đào tạo, y tế tập trung:

Được trích lập tối đa không quá 0,3% trên tổng doanh thu của các đơn vị sản xuất, chế biến than-khoáng sản. Chi phí đào tạo, y tế tập trung dùng để:

- Chi cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên :

- Chi cho công tác đào tạo công nhân kỹ thuật, cao đẳng gồm:

o Chi đào tạo các ngành nghề đặc thù của Tổng công ty gồm: Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, Kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò, Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò, Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm, Kỹ thuật chế biến sâu khoáng sản - Luyện kim - Hóa chất; công nhân lái xe, lái máy mỏ lộ thiên;

o Chi mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, tập huấn, kèm cặp, thực tập, nâng cao tay nghề của Tổng công ty và các đơn vị thành viên;

o Chi biên soạn giáo trình giảng dạy đối với các ngành học đặc thù; tổ chức thi thợ giỏi trong và ngoài nước đối với ngành học đặc thù;

o Chi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, kỹ thuật.

c. Chi cho y tế:

- Chi hỗ trợ kinh phí thường xuyên các cơ sở y tế của Tổng công ty và các đơn vị thành viên;

- Chi khám chữa bệnh nghề nghiệp (như bệnh bụi phổi ...). - Chi nghỉ dưỡng sức phục hồi chức năng.

80

3.2.5. Định hướng tái cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh

Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Tổng công ty bao gồm 3 nội dung: Phát triển bền vững sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững xã hội và phát triển bền vững môi trường. Với đặc điểm trên, Tổng công ty có định hướng về đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý:

a. Cơ cấu tổ chức quản lý chủ sở hữu của Nhà nước

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan để giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc của Tổng công ty trong việc bổ sung đủ vốn điều lệ, cấp phép thăm dò, khai thác than, khoáng sản, nhất là ở Quảng Ninh và Bắc Giang nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh theo định hướng chiến lược phát triển bền vững của Tổng công ty (như định hướng đã nêu trong Đề án Tái cơ cấu ngành Than Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030).

b. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, điều hành của Công ty mẹ - Tổng công ty

Sắp xếp lại bộ máy quản lý, điều hành Công ty mẹ - Tổng công ty và các chi nhánh phù hợp với việc sắp xếp lại mô hình tổ chức kinh doanh theo định hướng nêu trên trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa tập trung hóa và chuyên môn hóa nhằm nâng cao năng lực quản lý theo chuyên môn sâu, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ phận chuyên môn khác nhau và đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý, điều hành.

Tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và các kỹ năng cần thiết khác theo hướng vừa sâu vừa tổng hợp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững Tổng công ty trong giai đoạn tới.

c. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, điều hành của các công ty con

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, điều hành của các công ty con phù hợp với việc sắp xếp lại mô hình tổ chức kinh doanh theo định hướng nêu trên trên cơ sở đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý.

81

Xây dựng mới và sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế quản lý nội bộ Tổng công ty

3.2.6. Đẩy mạnh công tác phân tích công việc

Tổng công ty Đông Bắc trả lương, thưởng cho người lao động dựa trên đánh giá công việc. Muốn tạo được sự công bằng và khách quan từ đó tạo động lực lao động thì người sử dụng lao động phải đánh giá thực hiẹn cô ̂ng việc một cách công bằng và chính xác.

- Hoàn thiện công tác phân tích công việc theo hướng tiến hành phân tích công việc định kỳ 6 tháng/ lần để xem xét lại tính chất công việc, nếu có sự biến đổi lớn cần xây dựng các bản mô tả công viẹc, bản tiê ̂u chuẩn thực hiện công việc cho phù hợp với định hướng phát triển của Tổng công ty trong mỗi thời kỳ. Việc phân tích công việc có thể tiến hành theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xây dựng bảng danh sách công việc cần phân tích đồng thời ký hiệu mã công việc cho mỗi công việc khác nhau.

Bước 2: Xây dựng các biểu bảng cần thiết và lựa chọn phương pháp thu thập thông tin phù hợp với doanh nghiệp để thu thập thông tin được chính xác.

Có rất nhiều phương pháp thu thập thông tin nhưng với tình hình thực tế, các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty nên sử dụng phương pháp bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn và quan sát thêm để thu được các thông tin toàn diện, đầy đủ tạo điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty đông bắc (Trang 85)