Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty đông bắc (Trang 75 - 77)

2.3.1.1. Chính sách của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực của ngành than than

Chính sách kinh tế - xã hội: Nhà nước tạo điều kiện hoặc hạn chế các tác động tiêu cực đến phát triển nguồn nhân lực thông qua những công cụ điều tiết vĩ mô như chính sách lao động, việc làm; chính sách phát triển nguồn nhân lực gồm các chính sách cụ thể sau:

Chính sách tuyển dụng: là những điều kiện, tiêu chuẩn cũng như các cách tiếp cận khác nhau mà Nhà nước mong muốn ngành than tuyển được những người đủ tiêu chuẩn, đúng người làm việc cho họ. Điều này cũng thể hiện mức độ đòi hỏi từ người lao động khi họ cam kết vào làm việc cho doanh nghiệp. Thiếu những quy tắc, chính sách đó sẽ không thu hút được người cần tuyển và có thể lãng phí thời gian của quá trình xét tuyển, thi tuyển.

Chính sách tiền lương: là một trong những chính sách trọng tâm của doanh nghiệp và của công tác nhân sự. Thiếu, không đầy đủ hoặc không cụ thể chính sách

65

tiền lương, tiền công sẽ không khuyến khích và không thu hút được “người tài” cho Tổng công ty.

Chính sách đề bạt: thông thường đề bạt từ bên trong các đơn vị của ngành được ưu tiên hàng đầu, song đề bạt từ bên ngoài cũng cần thiết tùy trường hợp cụ thể để thu hút nhân tài.

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng: thể hiện sự quan tâm của tổ chức đến việc phát triển kỹ năng, trình độ của người lao động.

Chính sách về các mối quan hệ lao động: như thừa nhận ở các mức độ khác nhau vai trò của công đoàn; các tổ chức đại diện người lao động hay thu hút sự tham gia dân chủ của người lao động trong các quyết định của doanh nghiệp (xây dựng chiến lược; kế hoạch phát triển mới; chính sách tiền công).

Các chính sách về y tế, an toàn lao động: được chú ý và thực hiện một cách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho người lao động được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe định kỳ cho người lao động.

2.3.1.2. Chính sách tạo động lực lao động tại các doanh nghiệp khác

Lao động chủ yếu của Tổng công ty là lao động sản xuất làm ra sản phẩm, tay nghề cao với ngành nghề đặc thù là khai thác than và khoáng sản. Lực lượng lao động sản xuất trên thị trường tuy dồi dào nhưng công nhân kỹ thuật lành nghề, thợ bậc cao lại là một lực lượng khan hiếm nên sẽ ln có nhiều đơn vị khai thác tư nhân hoặc trái phép tìm cách lôi kéo lao động giỏi trong lĩnh vực khai khoáng về làm việc với mức thu nhập cao hơn, chế độ đãi ngộ tốt hơn. Không những thế, trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh gay gắt, nhiều khu công nghiệp và chế xuất cần nguồn lao động tại chỗ rất lớn, nghề mỏ hầm lò với đặc thù nặng nhọc độc hại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động nên thường chỉ là lựa chọn cuối cùng cho lực lượng lao động trẻ, bản thân người lao động sản xuất, lao động hợp đồng không biên chế cũng có xu hướng dễ thay đổi chỉ cần dựa trên thu nhập và chế độ đãi ngộ tốt hơn.

Do đó, Tổng cơng ty cũng chịu ảnh hưởng của các chính sách tạo động lực lao động của các doanh nghiệp khác, phải luôn điều chỉnh và công khai minh bạch chính sách tạo động lực để giữ chân người lao động.

66

2.3.1.3. Đặc thù về sản xuất kinh doanh của ngành than

Đặc điểm về môi trường làm việc của ngành than là lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; điều kiện sản xuất, khai thác ngày càng xuống sâu tiêu biểu một số quốc gia như Đức, Trung Quốc khai thác mức -1500m, ở Việt Nam có một số công ty đã khai thác mức -300m; môi trường làm việc xa xôi, khó khăn như diện khai thác và công tác cách khu vực trung tâm thường từ 10 đến 30km; công nghệ khai thác thay đổi từ chống gỗ sang hướng hiện đại dùng dây chuyền cơ giới hóa đồng bộ. Do vậy, công tác tạo động lực nhằm thu hút và giữ chân người lao động là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp thuộc Tổng cơng ty nói riêng và tồn ngành than nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty đông bắc (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)