1.2 Quản trị vốn lưu động
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn lưu động
a) Thông số khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hoặc còn được gọi là hệ số thanh toán hiện hành được tính như sau (Nguyễn Thu Thủy, 2011).
Hệ số này càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao thì lại không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp và tài sản lưu động dư thừa không tạo nên doanh thu.
Hệ số thanh toán ngắn hạn chấp nhận được với hệ số k = 2. Nhưng để đánh giá hệ số thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp tốt hay xấu thì ngoài việc đưa vào hệ số k còn phải xem xét 3 yếu tố sau:
+ Bản chất ngành kinh doanh + Cơ cấu tài sản lưu động
+ Hệ số quay vòng của một số loại tài sản lưu động như: hệ số quay vòng các khoản phải thu, hệ số quay vòng hàng tồn kho và hệ số quay vòng vốn lưu động.
- Hệ số thanh toán nhanh (Nguyễn Minh Kiều, 2006).
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Các loại tài sản được xếp vào loại chuyển nhanh thành tiền gồm: các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu của khách hàng. Còn hàng tồn kho và các khoản ứng trước không được xếp vào loại tài sản lưu động có khả năng thành tiền. Hệ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn đối với khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán ngắn hạn.
b) Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động (Dương Hữu Hạnh, 2009).
- Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vòng mà vốn lưu động quay được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Công thức tính toán như sau:
L: Vòng quay của vốn lưu động
VLĐ: Vốn lưu động
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay của vốn lưu động.
Công thức tính toán như sau:
K: kỳ luân chuyển vốn lưu động L: Vòng quay của vốn lưu động
Kỳ luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại.
Giữa kỳ luân chuyển và vòng quay của vốn lưu động có quan hệ mật thiết với nhau và thực chất là một bởi vì vòng quay càng lớn thì kỳ luân chuyển càng ngắn và ngược lại.
c) Tỷ số doanh lợi vốn lưu động
Hệ số sinh lợi của vốn lưu động =
Lợi nhuận ròng (sau thuế TNDN) Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập) (Nguyễn Minh Kiều, 2006). Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
d) Sức sản xuất của vốn lưu động
Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra thu được mấy đồng doanh thu thuần.
Sức sản xuất vốn lưu động = = Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân
e) Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = = Vốn lưu động bình quân Tổng doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thì phải cần có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ thì càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và vốn được tiết kiệm càng nhiều (Dương Hữu Hạnh, 2009).
f) Thời gian thu hồi tiền bán hàng
Kỳ thu tiền bình quân, hay số ngày trên một vòng quay khoản phải thu được tính băng công thức (Nguyễn Thu Thủy, 2011).
Kỳ thu tiền bình quân =
Số ngày trong kỳ Số vòng quay khoản phải thu
Trong đó số ngày trong kỳ thường tính cho năm (360 ngày). Do đó kỳ thu tiền bình quân còn được tính bởi công thức.
Kỳ thu tiền bình quân =
Số dư bình quân các khoản phải thu
x 360 Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho thấy độ dài thời gian để thu được các khoản tiền bán hàng phải thu kể từ khi bán hàng đến khi thu được tiền. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ và tổ chức thanh toán của doanh nghiệp.
g) Tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho
Tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho được đo bằng vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay hàng
tồn kho =
Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh càng được đánh giá tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp(tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan) nhưng vẫn đạt được doanh thu cao (Nguyễn Thu Thủy, 2011).
Vòng quay hàng tồn kho thể hiện sự luân chuyển của vốn vật tư hàng hoá. Số vòng quay hàng tồn kho cao chỉ ra rằng việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến vật tư bị ứ đọng và tiêu thụ chậm. Từ đó có thể dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính.
Vai trò và sự cần thiết của việc tăng cường quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp
Vốn là tiền đề của sản xuất kinh doanh, muốn đầu tư phát triển phải có vốn. Sự tuần hoàn của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu như sự tuần hoàn của máu trong cơ thể sống của con người. Một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là việc sử dụng vốn có hiệu quả. Sử dụng vốn có hiệu quả đồng nghĩa với việc cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ không những thoả mãn nhu cầu sản xuất của xã hội mà còn đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải tự trang trải tài chính, doanh nghiệp phải tạo ra thu nhập đủ trang trải các khoản chi phí và có lãi. Vấn đề nâng cao hiệu quả quản trị và sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, tăng doanh thu mà vẫn không phải tăng vốn lưu động hoặc phải tăng vốn lưu động với tốc độ nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu. Như vậy, nâng cao hiệu quả quản trị vốn vừa có ý nghĩ tiết kiệm vốn, vừa có ý nghĩa giảm chi phí lưu thông do giảm chi phí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó hiệu quả sử
dụng vốn lưu động đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm một cách thường xuyên và phấn đấu cao hiệu quả sử dụng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động biểu hiện ở chỗ tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp. Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động nhằm nâng cao lợi nhuận, có lợi nhuận mới có tích luỹ cho xã hội, tích tụ vốn cho doanh nghiệp để phát triển sản xuất.
Suy cho cùng, nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.