Hoàn thiện quản trị hàngtồn kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động trong công ty cổ phần nước sạch quảng ninh (Trang 103 - 107)

3.2 Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý vốn lưu động của

3.2.3 Hoàn thiện quản trị hàngtồn kho

3.2.3.1 Cơ sở thực hiện

Tồn kho dự trữ là khoản mục chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng số vốn lưu động của Công ty. Trong đó tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm chiếm tỷ trọng nhiều. Công tác thu mua nguyên vật liệu chưa được tốt, chưa có phầm mềm quản lý nguyên vật liệu hiệu quả. Do đó cần có các biện pháp để khắc phục những yếu kém này trong công tác quản trị hàng tồn kho.

3.2.3.2 Cách thức thực hiện

Công ty và các Xí nghiệp trực thuộc phải chủ động trong khâu thu mua nguyên liệu thông qua việc ký hợp đồng dài hạn, góp vốn liên doanh với nhà cung cấp để biết được tình hình biến động liên quan đến nguyên liệu.

Bộ phận quản lý nguồn cung ứng tại và các Xí nghiệp cần đưa ra các biện pháp hữu hiệu hơn để Công ty có thể chủ động trong khâu đặt hàng dự trữ đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục với chi phí tồn kho thấp nhất.

Công ty nên áp dụng một trong số các mô hình quản lý dự trữ hàng tồn kho vào việc tính khối lượng đất dự trữ để đảm bảo quy trình sản xuất. Đặc biệt mô hình này phải phù hợp với đặc điểm đặt hàng thực tế của doanh nghiệp là giao hàng nhiều chuyến trong một lần đặt hàng với chi phí tồn kho thấp nhất.

Về nguyên vật liệu, do không có kế hoạch dự trữ mua hợp lý nên gây khó khăn cho trong việc sử dụng vốn. Vì vậy việc đầu tiên trong giải pháp nguyên vật liệu là phải lập kế hoạch dự trữ, kế hoạch mua nguyên vật liệu hợp lý, ngoài việc khắc phục tình trạng hiện tại, lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, còn giúp Công ty từng bước phát triển bền vững trong tương lai.

Xây dựng mô hình tồn kho EOQ:

Đối với Công ty do đặc điểm hoạt động kinh doanh là trực tiếp sản xuất và kinh doanh nước sạch, thi công lắp đặt hệ thống cấp nước cho khách hàng có nhu cầu sử dụng trên địa bàn nên nguyên vật liệu tại Công ty gồm rất nhiều chủng loại, kích thước khác nhau như hoá chất xử lý nước sạch, các loại ống, phụ tùng, vòng bi, dầu, mỡ,…

Nguyên vật liệu mà Công ty nước sử dụng gồm nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào yêu cầu quản lý và nội dung kinh tế thông dụng của nguyên vật liệu, nguyên vật liệu tại Công ty được chia thành các loại sau:

- Nguyên vật liệu chính: Clo, cát, phèn, Sút vảy NAOH, vôi, ống và phụ kiện ống.

- Nguyên vật liệu phụ: dây đay, xi măng, bitum, sợi tết, mỡ, que hàn, sứ… - Nhiên liệu: xăng, dầu

- Phụ tùng: vòng bi, phụ tùng ôtô, thiết bị máy bơm…

Các loại nguyên vật liệu được dự trữ và bảo quản tại kho Văn phòng Công ty do Thủ kho quản lý toàn bộ. Để quản lý tốt nguyên vật liệu, phải xây dựng mô hình

tồn kho hợp lý trên cơ sở cực tiểu hoá chi phí và đảm bảo tiến độ sản xuất của Công ty, cần xác định nên mua bao nhiêu nguyên vật liệu và mỗi lần mua với sản lượng bao nhiêu để tránh tình trạng dư thừa gây lãng phí, ứ đọng vốn có.

Ví dụ, có thể sử dụng mô hình EOQ để xác định số lượng cát một lần mua. Đây là mô hình sản lượng cát đặt hàng hiệu quả nhất.

Công thức như sau:

Trong đó:

Q* : sản lượng Cát đặt hàng tối ưu S: chi phí một lần đặt hàng

D: sản lượng Cát cần sử dụng trong năm H: Chi phí tồn trữ cho 1m3 Cát

Một vấn đề làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động không thể không nói đến là việc cấp phát nguyên vật liệu ở Công ty. Trong trình sản xuất, cấp phát nguyên vật liệu theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất căn cứ vào định mức và số vật tư có trong kho, trong khi đó khâu lập kế hoạch định mức tiêu hao nguyên vật liệu chưa được coi trọng ở Công ty. Công ty giữ định mức cũ 0,01m3 cát để lọc 1m3 nước. Khi đã có sự thay đổi về máy móc, Công ty cũng chưa có kế hoạch giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Vì vậy việc cấp phát theo cách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận sản xuất, nhưng ảnh hưởng sử dụng vật tư không hợp lý. Để khắc phục tình trạng này, đi đôi với việc thay đổi máy móc, Công ty cần tiến hành lập lại định mức tiêu hao nguyên vật liệu và phấn đấu đạt đến định mức đó, việc cấp phát nguyên vật liệu sẽ dựa theo hạn mức. Dựa vào hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu, căn cứ vào số lượng cần sản xuất, lập phiếu cấp phát hạn mức giao cho các bộ phận sản xuất và kho. Căn cứ vào phiếu, kho chuẩn bị và định kỳ cấp theo số lượng ghi trong phiếu. Như vậy, theo cách này vừa đảm

bảo tính chủ động cho bộ phận sử dụng như bộ phận cấp phát, vừa đảm bản khâu quản lý nguyên vật liệu được chặt chẽ, chính xác.

Biện pháp quản lý sản phẩm dở dang tại Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh:

Sản phẩm dở dang là một bộ phận trong hàng tồn kho, có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất cũng như trong quản lý sử dụng vốn lưu động. Nếu sản phẩm dở dang trong khâu sản xuất cao sẽ làm chậm vòng quay vốn lưu động, giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty, nhưng nếu quá thấp dễ dẫn đến việc gián đoạn sản xuất giữa các khâu, không đảm bảo hiệu quả sản xuất và cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do đó muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần phải cải tiến công tác quản lý sản phẩm dở dang giữa các khâu sản xuất được tốt hơn.

Với Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng tương đối cao làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Điều này là do tình trạng máy móc thiết bị lạc hậu, cũ kỹ, do việc trang bị máy móc chưa đồng bộ làm cho một số bộ phận sau phải chờ bộ phận trước. Do đó, mà hoạt động chưa hết công sức và điều này ảnh hưởng đến chiều hướng tích cực trong việc sử dụng vốn lưu động tại Công ty, vì vậy cần phải đầu tư đúng lúc và có hiệu quả vào máy móc, thiết bị sản xuất đảm bảo cho dây chuyền sản xuất hoạt động được đồng bộ, tăng năng suất lao động. Ngoài ra một số biện pháp nhằm quản lý tốt chi phí sản phẩm dở dang là cần kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất quản lý máy móc thiết bị như: di tu, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được ổn định.

Biện pháp giảm tồn kho thành phẩm:

Muốn tăng vòng quay hàng tồn kho thì doanh nghiệp nào cũng quan tâm nhiều đến việc tiêu thụ thành phẩm, dịch vụ vì bên cạnh việc tăng vòng quay của hàng tồn kho thì còn làm tăng hiệu quả sản xuất vốn lưu động đồng thời tăng lợi nhuận doanh nghiệp để tăng vốn nhằm tái sản xuất.

Hiện tại, Công ty đang quản lý một số máy móc thiết bị lạc hậu nên ảnh hưởng đến chất lượng nước từ đó làm cho hiệu quả sản xuất của Công ty thấp. Để khắc phục tình trạng trên cần phải đổi mới máy móc trang thiết bị, sửa chữa bảo dưỡng lại những máy móc thiết bị hiện có. Bên cạnh đó Công ty cũng nên thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng công nhân cán bộ, học khỏi tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và bạn bè thế giới nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó giảm được tình hình vốn lưu động bị ứ đọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động trong công ty cổ phần nước sạch quảng ninh (Trang 103 - 107)