Phát triển hơn nữa các ngành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thâm hụt thương mại giữa việt nam và trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 101)

Trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam, tỷ lệ nhập tư liệu sản xuất rất cao (trên 90%). Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu là nguyên vật liệu phụ liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu còn rất lớn. Theo báo cáo ngành dệt may của FPT Securities tháng 4/2014, giá trị nhập khẩu nguyên liệu ngành dệt may từ Trung Quốc sử dụng cho xuất khẩu năm 2013 có tỷ lệ giá trị gia tăng đạt 48,1%. Trung Quốc cũng là nhà cung cấp máy móc dệt may và trang thiết bị cho 80% thị trường máy móc dệt may trong nước. Đầu vào nhập khẩu của ngành da giày cũng chiếm tới 65-70%. Trong các ngành công nghiệp chế tạo khác như ô tôt, xe máy, điện tử, hóa chất… vấn đề nguyên phụ liệu cũng hết sức khó khăn. Như vậy, có thể nói ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn chưa phát triển đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước và sản xuất xuất khẩu.

Theo Hoàng văn Châu và các đồng tác giả (2010) phát triển công nghiệp phụ trợ được xem là giải pháp thiết thực để giúp các ngành sản xuất chủ động được các nguyên vật liệu đầu vào, chủ động lựa chọn nhà cung cấp, cắt giảm chi phí sản xuất , giảm giá thành sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Đây được xem như biên pháp căn bản để giải quyết tận gốc tình trạng xuất khẩu dựa vào nhập khẩu như của nước ta hiện nay.

Để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, Hoàng Văn Châu và các đồng tác giả (2010) đã đề xuất 9 nhóm giải pháp đối với chính sách phát triển của Việt Nam bao gồm:

 Xây dựng thể chế phát triển công nghiệp hỗ trợ

 Tăng cường phổ biến thông tin doanh nghiệp

 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

 Tăng cường liên kết doanh nghiệp

 Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ

 Phát triển cụm công nghiệp hỗ trợ

 Xây dựng chính sách thuế và thuế quan hợp lý

 Hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ

Trong đó, hai giai đoạn trước 2011-2012 là chuẩn bị thể chế và cơ sở hạ tầng; 2012-2015: là xây dựng các doanh nghiệp tiên phong. Giai đoạn tiếp theo 2016- 2020: Tăng cường liên kết các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

+ Về nguồn lực tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ: Có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và tiếp nhận công nghệ nước ngoài; hoặc nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Hiện nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nguồn chính để hình thành các doanh nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, ở Việt Nam ngành công nghiệp này chưa phát triển bởi hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu kém cả về năng lực sản xuất lẫn trình độ quản lý và vận hành. Chính vì vậy, để thúc đẩy ngành này tại Việt Nam:

Trước hết phải thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách cải thiện hệ thống vận tải, giao nhận và thông tin liên lạc để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng yêu cầu về tiến độ sản xuất hàng hóa. Bởi đây là các yếu tố liên quan mật thiết đến chi phí, thời gian giao hàng và quyết định ưu thế trong kinh doanh.

Xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp như ưu đãi về Thuế, đất đai, thu tục và các chính sách hỗ trợ đặc biệt.

Bên cạnh đó Chính phủ cũng từng bước nâng cao năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hỗ trợ họ để dần thay thế các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp hỗ trợ này, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này phát triển thông qua

các biện pháp như Hỗ trợ đặc biệt về vốn, ưu đãi về Thuế như miễn thuế nhập khẩu, hay bãi bỏ thuế đánh vào linh kiện nhập khẩu.

Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhập khẩu công nghệ từ các quốc gia có nền công nghệ tiên tến như Mỹ, EU và Nhật Bản.Đây là điều mà Trung Quốc đã thực hiện ngay từ đầu thập kỷ 90 nhằm phát triển năng lực sản xuất các ngành công nghiệp hỗ trợ của nước này đáp ứng nhu cầu xuât khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thâm hụt thương mại giữa việt nam và trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)