2.2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu qua các năm 2010-2016
Giai đoạn 2010-2016 là giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mỹ năm 2008. Tuy nhiên,tác động của cuộc khủng hoảng không mấy ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn này sấp xỉ 6%, trong đó năm 2015 đạt mức tăng trưởng cao nhất là 6.68%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong giai đoạn này cũng giữ xu hướng tăng với mức tăng bình quân là 18% hàng năm và cao hơn gần 3 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP. Tỷ lệ xuất khẩu/GDP và hệ số tốc độ tăng cao như trên đã cho thấy xuất khẩu là động lực tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn này. Cụ thể:
Năm 2010, xuất khẩu cả nước đạt 72.2 tỷ USD thì đến năm 2015, con số này đã tăng 2.24 lần vượt 162 tỷ USD (nguồn: ITC, Trademap.org, ITC).Cũng theo thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế ITC, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có bước nhảy vọt trong năm 2011 đạt 96.91 tỷ USD, tăng 34.2% (tương ứng 24.67 tỷ USD) so với năm trước. Như vậy, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2011 đạt mức kỷ lục so với những năm trước đó, các năm tiếp theo tăng ở mức thấp hơn, trong đó có 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam giai đoạn này như trình bày trong Biểu đồ 2.2 dưới đây, đứng đầu vẫn là Hoa kỳ, tiếp theo là Trung Quốc và Nhât Bản có giá trị nhập khẩu từ Việt Nam xấp xỉ ngang nhau. Hàn Quốc ở vị trí thứ 4 và Đức là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam.
Biểu đồ 2.2: Top 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt nam (2010-2016)
Đơn vị tính: Nghìn USD
Nguồn: Trademap.org, ITC; Niên giám thống kê hải quan các năm 2010-2016
Nhìn vào Biểu đồ trên, ta thấy Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ các mặt hàng gia công chế biến lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản với giá trị xuất khẩu là do nguồn vốn FDI từ các nước này đổ vào Việt Nam trong giai đoạn này là rất lớn. Trong đó Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước đầu tư trực tiếp vàoViệt Nam nhiều nhất với tổng số vốn đăng ký lần lượt của Hàn Quốc là 45.2 tỷ USD, của Nhật Bản là xấp xỉ 39 tỷ USD (Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam). Mặc dù Trung Quốc chỉ đứng thứ 9 trong số các nhà đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tính đến hết năm 2015, nhưng trong giai đoạn này kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đang có nhiều chuyển biến với xu hướng tăng.
Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt 114,53 tỷ USD tăng 18.2% so với năm 2011, trong đó trị giá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 12.8 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2011 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản. Kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP đạt khoảng 81.7% cao hơn mức kỷ lục 80.8% của năm 2011. Năm 2013, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phải đổi mặt với nhiều khó khăn khi giá và lượng nhiều nhóm hàng xuất khẩu giảm, cụ thể: nhóm hàng nông sản (cà phê, gạo, sắn); nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản. Tuy
xuất khẩu mạnh mẽ của nhóm hàng công nghiệp chế biến như Điện thoại,linh phụ kiện; hàng dệt may và giày dép các loại. Năm 2013, Trung Quốc vẫn đứng vị trí số 3 trong nhóm thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và trị giá xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc chỉ tăng nhẹ 3% so với năm 2012. (Niên giám thống kê hải quan 2012, 2013)
Năm 2014 là một năm nền kinh tế Việt Nam có nhiều thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Xuất khẩu vẫn duy trì đà tăng trưởng hai con số và là trụ cột của tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Viện Nghiên cứu Thương mại-Bộ Công Thương, 2015). Theo số liệu thống kê về xuất khẩu Việt Nam của ITC, năm 2014 tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đạt 150.21 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2013 và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta trong năm này. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu trong năm 2014 cũng có nhiều chuyển biến tích cực với sự chuyển dịch dần từ xuất khẩu nguyên liệu thô, sản phẩm khai khoáng sang các măt hàng gia công chế tạo. Cụ thể về cơ cấu ngành hàng xuất khẩu sẽ được tác giả trình bày trong phần tiếp theo của chương này.
Năm 2015 là một năm có nhiều bất ổn đối với thị trường toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng Euro và Nhật Bản còn thấp, biến động giảm giá của đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc đã tác động lớn đến kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Thêm vào đó, xung đột ở một số nước Trung Đông khiến giá dầu thô giảm mạnh kéo theo giá các sản phẩm từ dầu mỏ giảm. Giá các nguyên vật liệu, nông sản, hàng hóa thế giới hầu hết đều chịu tác động giảm mạnh. Trong bối cảnh đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2015 vẫn tăng 8.1 % so với năm 2014 và đạt khoảng 162 tỷ USD nhưng đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2010-2015, chỉ tăng chưa bằng ½ tốc độ tăng bình quân (18%) của giai đoạn này. Trong đó Việt Nam xuất vào thị trường Trung Quốc đạt gần 16,6 tỷ USD và là tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 của nước ta.(Niên giám thống kê hải quan năm 2015 và thống kê của ITC).
Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đạt 21.9 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này đạt 12.4% và vẫn đứng thứ 2 sau Mỹ . Tính riêng kim ngach xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn này, ta thấy có gia tăng liên tục và đạt giá trị qua từng năm như sau:
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam -Trung Quốc (2010-2016)
Đơn vị tính: Triệu USD
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
Năm 2011, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn (tăng hơn 50%) so với năm 2010 và chiếm 11.5% giá trị xuất khẩu của cả nước. Có sự tăng trưởng mạnh như vậy là do nhóm mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường này tăng mạnh cụ thể như cao su đạt 1.94 tỷ USD, tăng 36.4%; dầu thô đạt 1.08 tỷ USD, tăng 2.9 lần; than đá đạt 1.02 tỷ USD, tăng 6.4%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1.06 tỷ USD, tăng 60.5% so với năm 2010. Các năm sau 2012,2013,2014,2015 tăng trưởng chậm lại, nhưng cơ bản vẫn giữ ở mức tăng trưởng 2 con số. Riêng năm 2013, chỉ tăng 3% so với năm 2012. Năm 2016 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vẫn duy trì ổn định, đạt 12.4%, trong đó nhóm ngành máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là tăng mạnh nhất đạt tốc độ 53.3% chiếm 21.4% tổng ngành hàng xuất khẩu (Niên giám thống kê hải quan 2016).
Tuy nhiên, nếu căn cứ theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc thì xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn này thậm chí đạt giá trị cao hơn so với ghi nhận và thống kê của Việt Nam và tốc độ tăng hàng năm cũng hầu hết cao, chỉ duy nhất năm 2013 là tăng nhẹ với 4% so với năm 2012.Năm 2016
Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu Việt Nam - Trung Quốc (2010-2016) Đơn vị tính: Triệu USD Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Giá trị XK VN sang TQ 6,984.54 11,117.70 16,231.29 16,891.89 19,906.40 29,831.75 37,171.60 Tốc độ tăng hàng năm 47% 59% 46% 4% 18% 50% 25%
Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc
Như vậy nếu so sánh nguồn số liệu thống kê của riêng hai nước Việt Nam và Trung Quốc ta đã thấy có sự khác biệt lớn về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nước này. Nguyên nhân của sự chênh lệch này có thể do phương pháp thống kê cũng như thời điểm ghi nhận dữ liệu của mỗi quốc gia khác nhau. Nhưng như vậy có thể thấy rằng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có sự gia tăng rõ rệt qua các năm mặc dù bối cảnh kinh tế toàn cầu giai đoạn này vẫn tiếp tục suy giảm và chưa thể hồi phục trở kể từ lại sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Tóm lại, trong giai đoạn 2010-2016, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc liên tục tăng nhưng với tốc độ chưa thực sự ổn định, năm 2011 và 2012 tăng gần 50% nhưng sang năm 2013 chỉ tăng 4% và 2014 là 18% và 2016 là 25%. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Có được sư tăng trưởng này là do ưu thế của nước ta về chi phí nhân công thấp và chi phí đầu vào giá rẻ đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực sản xuất gia công xuất khẩu.
2.2.1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
Năm 2011, Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Cao su và Gỗ là ba nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng này. Trong đó, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng Cao su vào Trung Quốc đạt 1,938 triệu USD, chiếm đến 59.9% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng và là thị trường tiêu thụ số 1 đối với nhóm hàng này trong năm 2011. Trị giá xuất khẩu của nhóm hàng Máy vi tính và sản phẩm điện tử, linh kiện cũng chiếm 22.7% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm và tăng 60.5% so với năm trước. Trong khi đó, nhóm hàng Gỗ và các sản phẩm từ gỗ
là 626 triệu USD chiếm 13.7% tổng kim ngạch xuất khảu của ngành hàng và lượng tiêu thụ vào thị trường này chỉ sau Mỹ. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu Dầu thô lớn thứ 3 của Việt Nam trong năm với kim ngạch 1,076 triệu USD chiếm 14.9% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này. Tiếp theo là các mặt hàng gia công lắp ráp như máy tính và linh kiện điện tử, máy móc thiết bị phụ tùng và giày dép. Năm 2013, Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ Gạo lớn nhất của Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt 900 triệu USD, chiếm tỷ trọng 30.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Gỗ và các sản phẩm từ gỗ có giá trị xuất khẩu đạt 1,051 triệu USD, tăng 47% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 18.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm này. Như vậy năm 2013, ngoài các nhóm hàng xuất khẩu truyền thống vào thị trường Trung Quốc, cơ cấu hàng xuất khẩu cũng có sự mở rộng một số nhóm hàng mới như Gạo và Thủy sản, trong đó thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (6.3%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này bởi đây là nhóm hàng công nghiệp chế biến xuất khẩu chủ yếu sang các nước phát triển như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo số liệu thống kê năm 2016 của Tổng cục hải quan, trong số 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2016, thì có đến 8 ngành hàng mà Trung Quốc là một trong số những thị trường tiêu thụ chủ lực. Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với nhóm hàng máy tính điện tử và linh kiện, chiếm xấp xỉ 21%. Biểu đồ 2.4 dưới đây cho ta thấy rõ hơn về thực trạng này:
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc năm 2016
Nguồn: Niên giám thống kê hải quan năm 2016
Theo số liệu thống kê của ITC năm 2016 về thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, 10 nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường Trung Quốc trong năm 2016 như sau:
Bảng 2.2: Nhóm hàng Trung Quốc nhập khẩu lớn nhất từ Việt Nam năm 2016
Đơn vị tính: Triệu USD
Số tt Danh mục hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam Trung Quốc nhập khẩu từ thế giới Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam/ thế giới 1
Máy móc thiết bị và các bộ phận, thiết bị ghi âm và tái tạo âm thanh, truyền hình
12,973.83 412,879.36 3%
2 Vải Sợi 1,717.08 7,743.52 22%
3 Khoáng sản, dầu mỏ, dầu thô và các
sản phẩm chưng cất.. 1,561.74 176,535.89 1% 4 Máy móc kỹ thuật, lò phản ứng hạt nhân 1,245.53 147,659.93 1% 5 Giày dép các loại 1,161.96 3,062.80 38% 6 Cao su và các sản phẩm từ cao su 1,019.08 13,713.87 7% 7 Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 936.81 19,627.36 5% 13%
9 Thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện
ảnh, đo lường kiểm tra, y tế phẫu thuật 648.56 92,688.92 1% 10 Trái cây, hạt các loại 638,41 5,864.97 11%
Nguồn: Trademap.org, ITC
Có thể thấy, nhóm hàng máy móc thiết bị và linh phụ kiện đứng đầu danh mục, tiếp theo là các mặt hàng vải sợi, khoáng sản, giày dép…Điều này cho thấy năm 2016 danh mục mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường này đã có dấu hiệu tích cức. Nếu như năm 2015 danh mục hàng nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc từ Việt Nam vẫn là các hàng thô sơ chế như khoáng sản, bông sợi, trái cây và hạt các loại thì năm 2016 đã có sự chuyển hướng sang một số ngành hàng gia công chế biến như giày dép, máy móc phụ tùng có giá trị xuất khẩu cao. Chẳng hạn, nhóm hàng máy móc thiết bị và linh phụ kiện, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2015 đạt 3,719.62 triệu USD, chỉ chiếm chưa đến 1% trong nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, sang năm 2016 nhóm hàng này đã tăng lên 3% tổng nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.
Nhìn tổng thể trong cả giai đoạn 2010-2016, cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc từ năm 2010-2015 vẫn còn khá đơn điệu, chủ yếu là nhóm hàng thô, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp, chế tạo, nhóm hàng công nghệ và chất xám còn thấp, sang năm 2016 có điều chỉnh nhưng chưa đáng kể. Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam đang dần xác lập vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam lại chủ yếu chiếm lĩnh thị trường ở các nhóm hàng hóa cơ bản và nguyên liệu thô và những ngành hàng thâm dụng lao động lớn, chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ và xu thế không còn tăng nhanh trên thị trường thế giới với mức độ cạnh tranh về chi phí với các đối thủ. Đặc biệt là chịu sự cạnh tranh của chính các đối thủ Trung Quốc.