Tổng quan về cán cân thương mại của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thâm hụt thương mại giữa việt nam và trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 80)

Kể từ năm 2002, ở Việt Nam đã xuất hiện thâm hụt thương mại và ngày càng trở nên nghiêm trọng khi cán cân thương mại của Việt Nam ở tình trạng thâm hụt kéo dài trong suốt giai đoạn 2001-2011. Nguyên nhân của tình trạng này là do sau khi Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế một cách mạnh mẽ, mở cửa đối với thương mại quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là kể từ khi Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc và trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với việc cắt giảm nhanh chóng hàng rào bảo hộ, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư

tăng và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam trở nên quá nóng. Hoạt động thương mại tự do diễn ra sôi động kéo theo tình trạng nhập siêu bùng nổ, đỉnh điểm là năm 2008 ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thâm hụt 12.3 tỷ USD, chiếm trên 11.8% GDP năm đó (theo IMF, mức độ thâm hụt cán cân vãng lai vượt 5% GDP được coi là nghiêm trọng và vượt ngưỡng an toàn). Tuy nhiên, sang đến năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước, nhập siêu giảm dần khiến tình trạng thâm hụt được cải thiện giảm xuống 8.78 tỷ USD. Đến năm 2012, lần đầu tiên kể từ năm 2001, cán cân thương mại biến đổi sang trạng thái thặng dư với hơn 748 triệu USD. Tình trạng này diễn ra trong khoảng 3 năm (2012-2014), đạt đỉnh điểm khi thặng dư chạm ngưỡng 2.3 tỷ USD năm 2014. Đến năm 2015, cán cân thương mại của Việt Nam được ghi nhận ở tình trạng thâm hụt 3.75 tỷ và là mức thâm hụt lớn nhất trong giai đoạn 2010-2016. Biểu đồ 2.11 dưới dây cho ta thấy một cách tổng thể diễn biến của cán cân thương mại giai đoạn trước, trong và sau thời kỳ nghiên cứu.

Biểu đồ 2.11: Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam (2001-2016)

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Tradingeconomics.com

Có thể thấy kết quả trên đạt được là hiệu quả từ các chính sách chính phủ Việt Nam thực hiện từ năm 2011 kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô khi lạm phát tăng cao, các chỉ số kinh tế (nhập siêu, tỷ giá, lãi suất) bất ổn. Nhờ đó, tổng cầu đầu tư, tổng cầu tiêu dùng giảm dẫn tới nhập khẩu giảm trong khi đó xuất khẩu của Việt

Nam lại tăng nên Việt Nam đã xuất siêu trong 3 năm từ 2011 đến 2014. Thêm vào đó, từ năm 2010 – 2016, tỷ trọng xuất khẩu tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng, năm 2010, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 54.2% tổng kim ngạch thì đến năm 2015 và 2016, khu vực này đã chiếm 70.5% tổng kim ngạch xuất khẩu (Biểu đồ 2.12 dưới đây). Đáng lưu ý hơn, nhóm hàng linh kiện điện tử, công nghệ và dệt may chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, năm 2015, nhóm hàng này chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là nhân tố quan trọng góp phần kéo cán cân thương mại của Việt Nam về trạng thái thặng dư hơn 748 triệu USD vào năm 2015.

Biểu đồ 2.12: Tỷ trọng xuất khẩu của 2 khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2016

Đơn vị tính: %

Nguồn: Niên giám hải quan các năm 2010-2016

Với lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn, ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế biến chế tạo, linh kiện điện tử đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc gia tăng số lượng doanh nghiệp FDI kéo theo nhu cầu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam lại chưa được đáp ứng, khiến những doanh nghiệp này chỉ hoạt động tại Việt Nam theo hình thức tạm nhập tái xuất, nghĩa là nhập khẩu toàn bộ linh kiện, thiết bị tại nước thứ 3 về Việt Nam, tận dụng nhân lực giá rẻ tại Việt Nam để lắp ráp, hoàn thiện rồi tái xuất sang nước đối tác sản phẩm hoàn chỉnh. Quy trình sản xuất này của các doanh

dẫn đến tình trạng nhập siêu tại Việt Nam xuất hiện khi nhu cầu nhập khẩu trong nước tăng trở lại. Điều này đã dần xuất hiện vào năm 2015.

Trong giai đoạn 2010- 2016, cán cân thương mại được cải thiện góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và là một trong những tác nhân quan trọng giúp giảm áp lực tăng tỷ giá và cải thiện cán cân tổng thể ( thể hiện trong Biểu đồ 2.13 dưới đây). Tuy nhiên, tỷ lệ nhập siêu giảm chủ yếu do sự suy giảm của sản xuất trong nước (bao gồm giảm kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng nguyên phụ liệu sản xuất, máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng) và sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI.

Biểu đồ 2.13: Diễn biến Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2016

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Trademap.org, ITC

Giai đoạn 2011-2016, xuất khẩu hàng hóa đã đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng giảm dần, góp phần cải thiện cán cân thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011- 2016, sự cải thiện cán cân thương mại chưa thực sự bền vững, nguyên nhân là:

Xuất khẩu của khu vực FDI có xu hướng ngày càng lớn trong cơ cấu xuất nhập khẩu cho thấy sự lấn át của khu vực FDI cũng như những khó khăn và sự yếu thế của khu vực trong nước.Từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của khu

phần củng cố vị thế của khu vực này trong tổng xuất khẩu chung của Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ cấu nhập khẩu theo mặt hàng của Việt Nam có những thay đổi, tỷ trọng nhập khẩu các nguyên nhiên phụ liệu cho khu vực FDI liên tục tăng trong khi tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa cho khu vực trong nước liên tục giảm.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn là các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp do đó giá trị tăng thêm thực tế đối với Việt Nam ngày càng giảm.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu chậm thay đổi. Thị trường tiêu thụ chính của Việt Nam vẫn là khu vực ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Điều này làm tăng sự phụ thuộc của Việt Nam vào các quốc gia này, đặc biệt là Trung Quốc. Trong giai đoạn 2001-2016, tốc độ nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc do đó cũng tăng không ngừng, tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc trên tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là 13.32% năm 2001 và tăng lên tới trên 192% năm 2015. Tuy nhiên, nếu tính trung bình riêng giai đoạn 5 năm có thể thấy tỷ lệ này của giai đoạn 2011-2015 thấp hơn giai đoạn trước đó 2006-2010 và cao hơn giai đoạn 2001-2005. Cụ thể, tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc trên tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2011-2015 khoảng 161%, giai đoạn 2006-2010 là 190.41% và giai đoạn 2001-2005 là 52.69% (Nguồn:Tổng cục thống kê Việt Nam).

Trong giai đoạn này, cán cân thương mai song phương của Việt Nam thâm hụt lớn nhất với Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Thái Lan, đồng thời cũng ghi nhận thặng dư thương mại lớn nhất với các nước Mỹ, Hồng Công, Anh Quốc, Campuchia và Ả rập. Theo số liệu thống kê của ITC năm 2016 thể hiện trong Biểu đồ dưới đây, Việt Nam vẫn thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ và thâm hụt thương mại lớn nhất với Trung Quốc.

Biểu đồ 2.14: Cán cân thương mại giữa Việt Nam và với một số nước năm 2016

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Trademap.org, ITC

Như vậy, có thể thấy cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016 tương đối ổn định. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng nhanh là kết quả của chính sách mở cửa thị trường, tăng cường ký kết các Hiệp định thương mại song phương với các đối tác trong khu vực, sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu tăng lên, đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam cũng ở mức cao.Nhập khẩu máy móc và công nghệ từ nước ngoài và các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đòi hỏi nhiều cấu phần nhập khẩu. Ngoài ra trong cơ cấu nhập khẩu đã bắt đầu xuất hiện một số mặt hàng tiêu dùng xa xỉ như ô tô, mặc dù tỷ trọng mặt hàng này còn khá nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

2.3.3. Thâm hụt thương mại Việt Nam –Trung Quốc

Trong hai phần trên tác giả đã nghiên cứu về cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam và của Trung Quốc nói riêng. Qua đó cho thấy, Trung Quốc bắt đầu thặng dư thương mại từ năm 1995 và đa số các nước đều chịu nhập siêu trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Do đó, Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Trung Quốc từ lâu đã trở thành thị trường cung cấp nguồn nguyên phụ liệu và công nghệ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất xuất khẩu của Việt Nam. Biều đồ 2.15 dưới đây cho thấy diễn biến kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1995 đến hết năm 2016 và tình trạng cán cân thương mại giữa hai nước trong khoảng thời gian này. Về tốc độ tăng trưởng, nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu. Cụ thể, tốc độ tăng

trưởng trung bình hàng năm của nhập khẩu khoảng 30%, trong khi giá trị xuất khẩu chỉ tăng khoảng 20%. Về giá trị, hàng hóa nhập khẩu tăng gần 26 lần sau 13 năm, từ 1.4 tỷ USD năm 2000 lên 36.9 tỷ USD năm 2013. Mặt khác, giá trị hàng xuất khẩu chỉ tăng khoảng 9 lần, từ mức 1.5 tỷ USD năm 2000 lên 13.3 tỷ USD năm 2013. Trong nhiều năm liền Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Nếu như năm 2002, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 8.9% tổng nhập khẩu, thì đến năm 2011, tỷ lệ này đã là 23.3% và tăng lên 27% vào năm 2013. Trong năm 2015, nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch đạt 49.3 tỷ USD, chiếm 28.8% tổng kim ngạch nhập khẩu và Trung Quốc là thị trường lớn nhất trong các quốc gia Việt Nam có quan hệ mua hàng hóa. Trong khi đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc hầu như không đổi, chỉ chiếm trên dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, mặc dù có sự gia tăng nhẹ sau 2010 và lên 13% vào năm 2013. Năm 2015 xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 17.14 tỷ USD. Mặc dù năm 2000, Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc, nhưng trong các năm tiếp theo từ năm 2001, Việt Nam liên tục nhập siêu và cán cân thương mại ngày càng thâm hụt lớn. Giá trị nhập khẩu gấp khoảng 2- 3 lần giá trị xuất khẩu và không có dấu hiệu thu hẹp.

Khi so sánh cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc và cán cân thương mại của Việt Nam với một số đối tác chính trong năm 2016 ở trên, cho thấy thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc cũng là lớn nhất.

Như vậy, có thể thấy kể từ năm 2001 Việt Nam đã bắt đầu thâm hụt thương mại với Trung Quốc và tình trạng thâm hụt ngày càng gia tăng, biến thiên ngược chiều với tổng kim ngạch thương mại hai nước, duy nhất năm 2016 tình hình cán cân có dấu hiệu cải thiện và mức thâm hụt thương mại lần đầu tiên giảm trong vòng 15 năm. Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng, nhưng tốc độ tăng của nhập khẩu gấp 3 lần tốc độ tăng của xuất khẩu và kim ngạch thương mại hai chiều càng tăng bao nhiêu thì mức độ thâm hụt cán cân thương mại của Việt nam với Trung Quốc càng tăng lên bấy nhiêu. Nếu như kim ngach xuất khẩu năm 2015 tăng 47 lần so với năm 1995 thì kim ngạch nhập khẩu tăng hơn 150 lần so với giá trị nhập khẩu năm 1995. Biểu đồ dưới đây cho thấy giai đoạn 1995-2015 tổng kim ngạch tăng đều qua các năm nhưng cùng với đó là sự gia tăng mức thâm hụt thương mại, sang năm 2016 tổng kim ngạch thương mại hai chiều có sự tăng trưởng mạnh và cán cân thương mại biến thiên cùng chiều nghĩa là

phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào thị trường Trung Quốc là rất lớn và tình trạng thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hơn 15 năm và tăng lên con số kỷ lục là 32 tỷ trong năm 2015 và tăng xấp xỉ 172 lần so với mức thâm hụt thương mại năm 2001. Song, trước thực trạng đó, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách và định hướng khuyến khích nhập khẩu từ các thị trường khác như Hàn Quốc, Thái Lan để từng bước giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nhờ vậy, 2016 Việt Nam đã bước đầu giảm giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc và cải thiện cán cân thương mại với nước này.

Biểu đồ 2.15: Diễn biến cân thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 1995-2016

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Số liệu trong Biểu đồ 2.16 dưới đây cho ta thấy, từ năm 2010 đến năm 2015 tình trạng thương mại giữa hai nước không có nhiều chuyển biến trong vấn đề nhập siêu, vẫn diễn biến theo chiều hướng Trung Quốc xuất siêu mạnh sang Việt Nam. Trên thực tế thương mại song phương có tăng nhưng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc là rất ít, thậm chí mức tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Trung Quốc không tăng, trái lại còn giảm đi (năm 2014 tốc độ tăng của xuất khẩu là 13% thì sang năm 2015 tốc độ này chỉ còn 11%). Chỉ đến năm 2016, tình hình mới được cải thiện trên cơ sở kim ngạch thương mại tăng trưởng

với 2015 vượt mức tăng trưởng nhập khẩu.

Biểu đồ 2.16: Thương mại Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2010-2016

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Trademap.org, ITC

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2016 Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc có nhiều chuyển biến tích cực và mức thâm hụt thương mại với Trung Quốc lần đầu tiên có dấu hiệu giảm kể từ năm 2001, cụ thể giảm 13.4% so với năm 2015. Điều này là do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 28.4% so với năm 2015, vượt cả Hoa Kỳ (14.8%) và Hàn Quốc (27.9%) (Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2016). Nhìn vào Bảng 2.6 dưới đây về thâm hụt cán cân thương mại giữa Việt Nam và một số nước trong năm 2016 so với năm 2015, có thể thấy mức thâm hụt thương mại giữa Việt Nam-Hàn Quốc tăng 11.1% so với năm 2015 do Hàn Quốc là thị trường đạt tăng trưởng xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (19.36%) năm 2016. Điều đó cho thấy Việt Nam đang chuyển dần chuyển hướng thị trường nhập khẩu từ Trung Quốc sang Hàn Quốc từng bước đa dạng hóa thị trường và giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung từ thị trường Trung Quốc.

Bảng 2.6: Tình hình cán cân thương mại song phương của Việt Nam và một số nước năm 2016

Đơn vị tính: Triệu USD

STT Nước/ vùng lãnh thổ Năm 2016 So sánh với năm 2015

(%) 1 Trung Quốc - 28,058.00 -13.4 2 Hàn Quốc - 20,755.00 +11.1 3 Đài Loan - 8,962.00 +0.6 4 Thái Lan - 5,158.00 +1.2 5 Singapore - 2,324.00 -16.6

Nguồn: Niên giám thống kê hải quan năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thâm hụt thương mại giữa việt nam và trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)