Đánh giá nguy cơ của tình trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thâm hụt thương mại giữa việt nam và trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 89)

Đơn vị tính: Nghìn USD

Nguồn: Trademap.org, ITC

2.3.6. Đánh giá nguy cơ của tình trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam -Trung Quốc. Trung Quốc.

Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu về các tác động tích cực và tiêu cực của tình trạng thâm hụt cán cân thương mại đến nền kinh tế. Qua đó có thể thấy, thâm hụt thương mại không hoàn toàn xấu. Ngược lại, thâm hụt thương mại còn là nhân tố cần thiết cho trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nếu trình trạng thâm hụt thương mại kéo dài và liên tục trong nhiều năm thì sẽ gây ra hậu quả xấu cho nền kinh tế và vị thế của quốc gia.

Thâm hụt thương mại kéo dài với mức thâm hụt lớn sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng nội địa, xuất khẩu và vị thế của quốc gia.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta từ hàng hóa trung gian là đầu vào cho các ngành công nghiệp,nông nghiệp cho đến các mặt hàng tiêu dùng nội địa. Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu cùng loại với Trung Quốc như dệt may, da giày và cơ khí chế tạo...trong khi nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành sản xuất này lại nhập từ Trung Quốc khiến cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khó cạnh tranh với hàng hóa của Trung Quốc cả về giá thành, về thời gian cung ứng bởi Trung Quốc chiếm ưu thế cả về chi phí và thời gian sản xuất do nguồn cung sẵn có. Bên cạnh đó, Việt Nam còn nhập khẩu cả các

Nam với mẫu mã đa dạng, tính năng ưu việt và nhiều mặt hàng rất đặc thù tinh vi tinh sảo, do đó chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng tại Việt Nam khiến cho hàng Việt cũng khó cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã phát động nhiều chiến dịch như “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” hay chương trình “Thương hiệu quốc gia” để tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam và hướng người tiêu dùng nội địa lựa chọn hàng hóa sản xuất trong nước thay vì ưa chuộng hàng nhập khẩu và hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc. Mặc dù vậy, hàng Việt Nam vẫn chưa đủ sức cạnh trạnh với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa do Trung Quốc sản xuất ở giá thành, mẫu mã và chật lượng sản phẩm.

Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam –Trung Quốc kéo dài là nguy cơ gia tăng sự phục thuộc nền kinh tế Việt Nam và thị trường Trung Quốc, gây nên các cú sốc từ bên ngoài.

Nếu tình trạng thâm hụt thương mại không được cải thiện, Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào các nguồn cung ứng đầu vào từ thị trường Trung Quốc đặc biệt là cho các ngành sản xuất có thế mạnh. Khi đó, bất kỳ sự biến động nào tại thị trường Trung Quốc cũng có thể gây tác động xấu đến tình hình sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, đây chính là các cú sốc từ bên ngoài.Chẳng hạn, khi biến động giá nguyên vật liệu tại Trung Quốc tăng cao, khan hiếm nguồn cung đầu vào ( xăng dầu, sắt thép, bông sợi....) sẽ kéo theo giá thành sản xuất tăng, theo xu thế, các mặt hàng phụ trợ khác trong nước cũng tăng theo, gây áp lực cho nền kinh tế khi giá cả hàng hóa tăng cao tác động đến tiêu dùng nội địa và gây khó khăn cho xuất khẩu. Nếu tình trạng này kéo dài và không có chiều hướng cải thiện sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và tình trạng thất nghiệp gia tăng. Vì lẽ đó, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam luôn phải theo sát những thay đổi trong cơ chế chính sách và biến động tại thị trường Trung Quốc để có sự điều chỉnh chính sách cho phù hợp, tránh các tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong nước và công ăn việc làm của người lao động.

Nói tóm lại, sau khi nghiên cứu phân tích các số liệu thống kê về kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc nói riêng cũng như cán cân thương mại giữa hai nước trong giai đoạn 2010-2016 nói chung, bên cạnh việc tìm hiểu

so sánh với mức độ thâm hụt thương mại của Việt Nam. Tác giả có nhận xét rằng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong giai đoạn này ở mức nghiêm trọng vì tình trạng thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã kéo dài liên tục trong 15 năm (bắt đầu từ năm 2001) và đến năm 2015 con số thâm hụt thương mại đã lên đến mức kỷ lục và tăng gấp 172 lần so với mức thâm hụt thương mại năm 2001. Năm 2016 tình hình thâm hụt thương mại có dấu hiệu tích cực khi mức thâm hụt giảm đáng kể so với năm 2015. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc về thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nhập khẩu từ Trung Quốc là chủ yếu, chưa thể phát triển lĩnh vực xuất khẩu sang thị trường đông dân số 1 thế giới này. Để tiếp tục cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại trầm trọng với Trung Quốc trong những năm gần đây, Chính phủ cần có những giải pháp phù hợp hơn nữa và định hướng rõ ràng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đồng thời tăng cường nội lực nền kinh tế để từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường này. Trong Chương tiếp theo tác giả sẽ tìm hiểu rõ hơn về những chủ chương của Chính phủ trong việc cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ một số nền kinh tế điển hình và đề xuất các giải pháp cho vấn đề này.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thâm hụt thương mại giữa việt nam và trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)