Trong chương 1, tác giả nhận xét rằng nhập siêu không hoàn toàn tiêu cực đối với các nền kinh tế và thậm chí các quốc gia đang phát triển có thể phải chấp nhận thâm hụt thương mại trong quá trình chuyển đổi khi có nhu cầu lớn đối với nguyên vật liệu, thiết bị máy móc hay công nghệ của nước ngoài trong khi khả năng và trình độ sản xuất trong nước còn thấp kém, điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn chế. Tuy nhiên, nếu quy mô nhập siêu tăng cao và kéo dài, thì cũng đồng nghĩa với quá trình tích lũy tư bản, công nghệ từ nước ngoài trước đã chuyển hóa không hiệu quả. Nhập siêu kéo dài được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô, làm sâu thêm vòng xoáy tỷ giá - lạm phát – tỷ giá và đẩy nền kinh tế ở trạng thái dễ bị tổn thương từ những cú sốc bên ngoài. Do vậy, thu hẹp nhập siêu và tiến tới cân bằng cán cân thương mại phải được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu. Mặc dù Việt Nam xuất siêu lớn với các nước như EU và Hoa Kỳ, Nhật Bản nhưng phần lớn những mặt hàng có kim ngạch cao như dệt may, da giày lại là những mặt hàng có đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc, điều đó nghĩa là xuất siêu dựa vào nhập siêu. Điều đó càng khiến cho yêu cầu thu hẹp tình trạng nhập siêu ngày càng cấp bách và cần thiết hơn nữa để giảm bớt sự phụ thuộc của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc và tạo ra giá trị gia tăng thực sự trong hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Trong thời gian tới, nhằm tiếp tục góp phần giảm thâm hụt thương mại với quốc gia này, dựa trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu trước đây về vấn đề này cùng với sự phân tích nguyên nhân thực trạng thâm hụt thương mại giữa hai quốc gia, tác giả xin đề xuất bốn nhóm giải pháp như sau: