Định hướng của Chính phủ trong giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thâm hụt thương mại giữa việt nam và trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 94)

Căn cứ vào định hướng và mục tiêu tổng quát về hoạt động xuất nhập khẩu trong “ Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 2471/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ban hành ngày 28/12/2011, trong giai đoạn tiếp theo (2016-2020), Chính phủ vẫn tiếp tục định hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Việt nam và tranh thu công nghệ kỹ thuật tiên tiến của các nước nhằm mở rộng các ngành công nghiệp chế biến chế tạo với mục tiêu tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu với mức tăng trưởng bình quân dưới 10%/ năm. Trong đó:

Định hướng xuất khẩu

Giai đoạn 2016-2020 tập trung phát triển các mặt hàng công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ và chất xám cao, trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, những ngành chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao.

Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụn khoa học công nghệ tiên tiến. Giảm dần xuất khẩu các nhóm hàng khoáng sản thô tuy có lợi thế nhưng hạn chế nguồn cung.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước, giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Định hướng nhập khẩu

cầu trong nwocs và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.

Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền công nghiệp phát triển

Hạn chế nhập khẩu hàng hóa có thể sản xuất trong nước, hàng xa xỉ, ngăn chặn việc nhập lậu từ Trung Quốc để bảo về hàng nội địa. Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo về sản xuất trong nước, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, thông qua việc xây dựng các biện pháp phi thuế quan phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thâm hụt thương mại giữa việt nam và trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)