Tổng quan về cán cân thương mại của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thâm hụt thương mại giữa việt nam và trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 71)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, kể từ năm 1995 cán cân thương mại của Trung Quốc liên tục thặng dư. Đặc biệt là từ năm 2004 đến 2008, chỉ trong vòng 4 năm, thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng gần 10 lần, từ 32.09 triệu USD năm 2004 lên 298.12 triệu USD năm 2008. Từ năm 2009 đến 2011 thặng dư thương mại của Trung Quốc có xu hướng giảm và đến năm 2012 lại tăng trở lại. Năm 2015, tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc sụt giảm 8% so với năm trước đó, trong đó kim ngạch xuất khẩu giảm 2.8% và nhập khẩu giảm 14.1 %. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tác động của chính sách phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc trong năm 2015 và giá cả hàng hóa cũng sụt giảm. Thế nhưng năm 2015 lại là năm Trung Quốc đạt thặng dư thương mại cao nhất trong lịch sử thương mại quốc tế của nước này, với mức thặng dư lên đến 600.19 triệu USD (tăng 1.5 lần giá trị thặng dư đạt được của năm 2014). Tuy nhiên đến năm 2016, thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm nhẹ xuống còn 509.72 triệu USD.

Biểu đồ 2.8: Diễn biến cán cân thương mại của Trung Quốc (1995-2016)

Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc

Việt Nam, Singapore và Indonexia, trong đó Trung Quốc đạt thặng dư lớn nhất với Hồng Kông (thặng dư thương mại là 260,206.90 triệu USD) và Mỹ (thặng dư thương mại là 321,518.15 triệu USD). Đồng thời Trung Quốc thâm hụt lớn nhất trong thương mại song phương với Đài Loan (mức thâm hụt thương mại là 99,925.43 triệu USD), tiếp theo là Hàn Quốc, Úc, Đức, Brazil và Nam Phi. Biểu đồ dưới đây thể hiện cán cân thương mại của Trung Quốc với các nước này.

Biểu đồ 2.9: Cán cân thương mại của Trung Quốc với một số nước năm 2015

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Trademap.org, ITC

Về tình hình cán cân thương mại nói chung của Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2016, theo số liệu của ITC được thể hiện trong Biểu đồ 2.10 dưới đây, có thể thấy trong giai đoạn 2010-2015 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng đều và tương đối ổn định, nhưng sang năm 2016 tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc giảm và do đó thặng dư thương mại cũng giảm so với năm 2015. Như vậy năm 2015 cũng là năm Trung Quốc đạt mức thặng dư cao nhất kể từ khi Trung Quốc bắt đầu gia nhập WTO năm 1995 mặc dù tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm 8% so với năm trước đó nhưng thặng dư lại gấp 1.5 lần so với năm 2014.

Biểu đồ 2.10: Diễn biến cán cân thương mại Trung Quốc (2010-2016)

Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Trademap.org, ITC

Trong giai đoạn này, cán cân thương mại của Trung Quốc cũng biến động mạnh. Bảng 2.5 dưới đây cho thấy năm 2010 và 2011, thặng dư thương mại đang trên đà giảm dần. Sau khi Trung Quốc điều chỉnh Đồng Nhân dân tệ (NDT) linh hoạt hơn vào năm 2010, tăng giá đồng NDT so với USD (tỷ giá hối đoái giảm) hàng hóa trong nước trở lên đắt tương đối so với hàng hóa nước ngoài, kim ngạch xuất – nhập khẩu của nền kinh tế Trung Quốc đều tăng trưởng nhưng tốc độ của xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu. Vì vậy, cán cân thương mại năm tiếp theo (2011) tiếp tục giảm. Tuy nhiên, sau khi thị trường điều tiết ổn định vào năm 2012 thì kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ lớn hơn kim ngạch nhập khẩu dẫn đến thặng dư thương mại bắt đầu tăng trưởng trở lại từ 154,9 tỷ USD năm 2011 đến 230.58 tỷ USD năm 2012 và tiếp tục đà tăng trường. Năm 2014, mức thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng 48 % so với năm 2013. Mức tăng lớn nhất là năm 2015 (56%) nhưng sang năm 2016 thặng dư thương mại của Trung Quốc lại giảm 15.07%.

Bảng 2.5: Mức độ biến động cán cân thương mại của Trung Quốc (2010-2016) Đơn vị tính: tỷ USD Năm Nhập khẩu Tăng trưởng (%) Xuất Khẩu Tăng trưởng (%) Thặng dư thương mại Tăng trưởng (%) 2010 1,396.00 1,577.76 181.76 -7% 2011 1,743.39 + 25% 1,898.39 + 20% 154.99 -15% 2012 1,818.20 + 4% 2,048.78 + 8% 230.58 + 9% 2013 1,949.99 + 7% 2,209.01 + 8% 259.02 + 12% 2014 1,958.02 + 0.5% 2,342.34 + 6% 384.32 + 48% 2015 1,681.67 - 16% 2,281.86 - 3% 600.19 + 56% 2016 1,587.92 -5.57% 2,097.64 -8.07% 509.72 -15.07% Nguồn: Trademap.org, ITC

Có thể thấy, chính sách điều hành tỷ giá năm 2010 đã tác động tích cực và rõ rệt tới tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Trung Quốc đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trở thành nên kinh tế lớn thứ 2 Thế giới. Bước sang năm 2015, với cơ chế xác định tỷ giá mới, Trung Quốc đã liên tiếp hạ giá NDT và cũng trong năm này Trung Quốc đã thực hiện các đợt phá giá mạnh nhất từ sau khi thành lập hệ thống quản lý ngoại hối hiện đại năm 1994. Thông qua hành động phá giá NDT, chính phủ Trung Quốc mong muốn nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng kinh tế, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc và nâng cao vị thế của NDT trên toàn thế giới. Thặng dư thương mại của Trung Quốc cả năm 2015 đã khởi sắc tăng 1.5% so với năm 2014 sau khi nước này phá giá liên tục NDT vào giữa tháng 8/2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thâm hụt thương mại giữa việt nam và trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)