Cải thiện cơ cấu hàng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thâm hụt thương mại giữa việt nam và trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 99)

Nâng cao chất lượng của hàng xuất khẩu, cụ thể: Hàng hóa sản xuất phải đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại sản phẩm nhằm thỏa mẫn nhu cầu thị hiếu của các khu vực khác nhau trên thế giới. Trên thực tế, hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu sức ép rất lớn từ hàng Trung Quốc trên cùng thị trường xuất khẩu do hàng xuất khẩu của Trung Quốc có chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn và chủng loại phong phú hơn.

Các biện pháp để giảm bớt áp lực của hàng hóa Việt Nam như:

+ Thực hiện nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng nhằm thu thập các thông tin khách hàng, phong tục tập quán của thị trường. Từ đó phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam so với nước láng giềng.

+ Xây dựng mạng lưới cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm tại chỗ với giá rẻ và ít rủi ro hơn để thay thế dần các nguyên phụ liệu nhập khẩu

+Hàng hóa sản xuất ra phải phù hơp với tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo vệ sinh an toàn bằng các biện pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu vào và kiểm soát chất lượng đầu ra; Áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm; không có sự phân biệt hàng tiêu thụ nội địa và hàng xuất khẩu tức là cần đảm bảo chất lượng như nhau giữa hai thị trường tiêu thụ. Từ đó mới có thể nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa ở cả thị trường trong nước và nước ngoài. Tránh tình trạng tập trung sản xuất hàng chất lượng để xuất đi các thị trường như Mỹ, EU, còn hàng tiêu thụ nội địa là hàng kém chất lượng và không được chú trọng đầu tư. Đây là vấn đề mà Trung Quốc đã quản lý nghiêm ngặt và đưa ra quy định rất ngặt nghèo đối với các doanh nghiệp sản xuất tại nước này trong thời kỳ đầu đẩy mạnh xuất khẩu trước đây, trong khi Việt Nam vẫn còn lỏng lẻo và chưa quyết liệt.

+Phát triển các dịch vụ sau bán hàng cũng là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam. Kinh nghiệm cho thấy, việc bảo

hành và theo dõi sản phẩm sau bán hàng là rất quan trọng nhằm giữ mối liên hệ để tiếp tục cung cấp hàng hóa phụ tùng dự trữ, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát chất lượng sản phẩm, quan sát thị hiệu người tiêu dùng tại thị trường này. Từ đó giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của hàng Việt Nam.

+ Từng bước nâng cao hàm lượng nội địa của sản phẩm băng cách quy hoạch các vùng chuyên canh nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ cho ngành dệt may, giày da ngành sản xuất công nghiệp năng, bởi đây là những nhóm hàng nhập khẩu lớn từ Trung Quốc để phục vụ sản xuất xuát khẩu. Trong đó: Nhà nước cần nghiên cứu áp dụng tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc trong các sản phẩm xuất khẩu nhằm thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí của các doanh nghiệp xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thâm hụt thương mại giữa việt nam và trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)