So sánh cán cân thương mại của Việt Nam-Trung Quốc với cán cân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thâm hụt thương mại giữa việt nam và trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 86)

thương mại của một số nước trong khu vực với Trung Quốc.

Trong phần này, tác giả xem xét cán cân thương mại giữa Lào, Campuchia với Trung Quốc trong cùng giai đoạn nghiên cứu để từ đó có sự đánh giá đa chiều về mức độ thâm hụt thương mại Việt – Trung.

a) Cán cân thương mại Campuchia-Trung Quốc

Theo số liệu thống kê của ITC, tổng kim ngạch thương mại giữa Campuchia và Trung Quốc cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn này, cụ thể: năm 2010 giá trị xuất khẩu của Campuchia sang Trung Quốc chỉ đạt 93.6 triệu USD thì đến năm 2015 giá trị này đã tăng 7.11 lần đạt 666,3 triệu USD, sang năm 2016 lại có xu

ngach xuất khẩu Campuchia sang Trung Quốc giai đoạn này đạt 51%. Trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch nhập khẩu là 25% và năm 2016 giá trị nhập khẩu của Campuchia tăng gấp 3 lần năm 2010. Biểu đồ 2.17 dưới đây cho ta thấy rõ sự biến động trong kim ngạch thương mại hai chiều và sự thâm hụt thương mại của Campuchia với Trung Quốc. Cán cân thương mại của Campuchia với Trung Quốc vẫn thâm hụt rất lớn và mức thâm hụt thương mại của năm 2016 gấp 3 lần mức thâm hụt thương mại với nước này ghi nhận trong năm 2010. Tổng kim ngạch thương mại càng tăng thì mức độ thâm hụt thương mại càng lớn. Nguyên nhân của sự chênh lệch lớn này là do giá trị nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn ( hơn 90%) trong tổng kim ngạch thương mại với Trung Quốc do vậy dù tốc độ tăng trưởng chậm hơn xuất khẩu nhưng mức chênh lệch thâm hụt cán cân thương mại vẫn tăng.

Biểu đồ 2.17: Cán cân thương mại Campuchia-Trung Quốc (2010-2016)

Đơn vị: Nghìn USD

Nguồn: Trademap.org, ITC

b) Cán cân thương mại Lào-Trung Quốc

Tiêp theo, tác giả xem xét trường hợp cán cân thương mại giữa Lào và Trung Quốc. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, trong giai đoạn 2011-2016, trị giá thương mại hai chiều giữa Lào và Trung Quốc có xu hướng tăng lên hàng

Tuy nhiên, hai năm tiếp theo 2015, 2016 kim ngạch thương mại Lào –Trung Quốc lại giảm mạnh xuống còn 2.5 tỷ USD (2015) và 1.9 tỷ USD (2016). Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh này là do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu khi giá cả hàng hóa thế giới sụt giảm như giá khoáng sản, cao su. Tuy vậy, cán cân thương mại của Lào-Trung Quốc lại thặng dư và có chiều hướng tăng trong hai năm qua.

Cũng theo số liệu cập nhật của ITC trong Biểu đồ 2.18 dưới đây về cán cân thương mại giữa Lào và Trung Quốc trong giai đoạn này, ta thấy Lào không bị thâm hụt thương mại liên tục với nước này. Thậm chí năm 2010, 2011, 2015, 2016 Lào còn thặng dư thương mại với Trung Quốc. Mức thâm hụt thương mại lớn nhất của Lào với Trung Quốc là vào năm 2013 ở mức 712 Triệu USD.

Biểu đồ 2.18: Cán cân thương mại Lào –Trung Quốc (2010-2016)

Đơn vị tính: Nghìn USD

Nguồn: Trademap.org, ITC

Nhìn vào Biểu đồ dưới đây, ta có thể dễ dàng nhận thấy so với hai nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, Lào và Campuchia trong cùng giai đoạn 2010- 2016, mức độ thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc luôn lớn nhất với tốc độ nhanh nhất. So với Campuchia, mức độ thâm hụt thương mại bình quân với Trung Quốc của Việt Nam gấp 9 lần nước này trong cùng giai đoạn nghiên cứu. Điều đó cho thấy, Việt Nam có quan hệ thương mại lớn nhất với Trung Quốc đồng thời cũng là nước có mức độ phụ thuộc lớn nhất vào thị trường này.

Biểu đồ 2.19: Mức độ thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam, Lào,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thâm hụt thương mại giữa việt nam và trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)