Thứ nhất, Cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai nước chưa hợp lý, chưa thể hiện rõ trình độ kỹ thuật và tình trạng phát triển của từng nước. Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa trước Việt Nam và đã có những bước tiến dài trên nhiều lĩnh vực. Từ lâu Trung Quốc đã được coi là “ công xưởng của thế giới”. Hầu hết các tập đoàn đa quốc gia, các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo như Apple, General Motor, IBM, HP..đều đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc từ rất lâu. Trong khi đó, quá trình đổi mới ở Việt Nam diễn ra chậm hơn Trung Quốc, nền công nghiệp và công nghệ còn lạc hậu, chậm tiến so với nước bạn. Do vậy, đều là nước đang phát triển nhưng xuất phát điểm của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc nên trong quan hệ thương mại Việt –Trung, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hàng hóa là các sản phẩm công nghiệp, linh phụ kiện và nguyên phụ liệu của các ngành sản xuất trong nước. Ngoài ra, như đã đề cập chi tiết về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, có thể thấy các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn chủ yếu là các sản phẩm thô hoặc mới sơ chế, hoặc các sản phẩm chế biến có mức độ thâm dụng lao động cao, những sản phẩm đặc trưng cho nền kinh tế ở giai đoạn đầu phát triển. Với cơ cấu mặt hàng như vậy, việc gia tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là hết sức khó khăn. Về mặt cung, hàng nông sản và tài nguyên của Việt Nam có nguồn cung khó tăng
giảm dần. Mặt khác những mặt hàng này chủ yếu thuộc phân kì giá thấp nên khi cung hạn chế sẽ càng khó gia tăng giá trị xuất khẩu. Có thể nói, cả sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam đều phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc như phân bón, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu và các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu, như vậy hàng hóa thành phẩm của Việt Nam khó có thể cạnh tranh với chính những nước cung cấp đầu vào sản xuất những thành phẩm ấy là Trung Quốc.
Nhìn vào cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tác giả đã phân tích ở trên, ta thấy rõ ràng nhóm hàng thiết bị điện gia dụng, máy móc dụng cụ và các phụ tùng cùng với các yếu tố đầu vào cho sản xuất như sắt thép, xăng dầu đều là những mặt hàng nhập khẩu lớn từ Trung Quốc hàng năm và chưa có xu hướng giảm. Bởi đây là những nhóm hàng Việt Nam chưa đủ năng lực sản xuất nhưng về lâu dài nếu Việt Nam không đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để phục vu nhu cầu sản xuất xuất khẩu thì khó mà cạnh tranh được với Trung Quốc về yếu tố giá thành sản phẩm xuất khẩu trên thị trường quốc tế khi mà Trung Quốc chiếm ưu thế tuyệt đối về giá nguyên vật liệu và thành phẩm. Với cơ cấu nhập khẩu như vậy, khi muốn thúc đẩy gia tăng sản xuất trong nước hoặc gia tăng sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu thì ngay lập tức sẽ khiến cho nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh, điều này lý giải cho việc nhập siêu từ Trung Quốc cao hơn khi xuất khẩu hồi phục trong năm 2010.
Thứ hai, do sự tham gia mạnh mẽ của các nhà thầu lớn đến từ Trung Quốc. Cùng với công cuộc đổi mới, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam phải đầu tư nhiều dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng như Nhiệt Điện, Thủy Điện, Lọc dầu, xây dựng đường xá, nhà cao tầng, hệ thống tuyến đường sắt trên cao. Khi các nhà thầu đến Việt Nam, họ sẽ mang theo số lượng máy móc thiết bị để phục vụ công trình góp phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2015, tổng số dự án Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam lên đến 1,296 dự án có tổng số vốn đăng ký là 10,2 tỷ USD, đã đóng góp tương đối mạnh vào phát triển kinh tế của Việt Nam nhưng cũng góp phần đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng cao.
hiểu kỹ về thị trường và con người Việt Nam. Họ nắm bắt những nhu cầu, những thay đổi, xu hướng vận động của thị trường, tâm lý người mua hàng…Trong khi đó, Việt Nam chưa hình thành được hệ thống khai thác thông tin về nước đối tác một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó, thời gian qua nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó khăn với những lý do không đủ giấy tờ, không thực hiện đúng các yêu cầu của cơ quan hải quan và cơ quan kiểm dịch của Trung Quốc, do đó gặp nhiều khó khăn khi xuất vào thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân của tình trạng này là do tâm lý thụ động trong thương mại với Trung Quốc và thiếu hiểu biết về thị trường của doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ tư, Công nghiệp hỗ trợ trong nước còn yếu kém. Sự thiếu hụt tư liệu sản xuất là do ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước trì trệ trong cả thời gian dài và vẫn chưa thể ngay lập tức vực dậy được. Trong ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ có các doanh nghiệp nhỏ và vừa và cũng chỉ dừng lại ở các ngành công nghiệp hỗ trợ cấp thấp. Trong một số ngành công nghiệp hỗ trợ quan trọng có doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo tuy nhiên, những doanh nghiệp này không thực hiện chuyên môn hóa từng khâu mà chỉ sản xuất ở khâu thành phẩm của sản phẩm nên không có được tính kinh tế theo quy mô, hiệu quả hoạt động kém. Bên cạnh đó, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt nam cũng chưa cạnh tranh được với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nhập khẩu từ Trung Quốc về nhiều mặt, từ chất lượng không ổn định, giá cả cao đến khả năng cung cấp hàng hóa với số lượng lớn đúng thời hạn còn hạn chế. Những yếu kém đã gây ra vấn đề nhập siêu của Việt Nam. Công nghiệp hỗ trợ yếu kém nên khi đầu tư vào một số ngành sản xuất sẽ gặp phải khó khăn về cung nguyên liệu đầu vào, từ đó làm giảm khả năng hấp thụ công nghệ và kĩ năng quản lý từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như khả năng thu hút nguồn vốn đó, tạo rào cản đối với việc cải thiện năng lực sản xuất và gia tăng xuất khẩu cho nền kinh tế cũng như khó khăn trong thu hút nguồn ngoại tệ bù đắp thâm hụt.
Thứ năm, Chính sách thương mại chưa hợp lý. Bên cạnh những mặt hàng trong nước không thể sản xuất, có nhiều mặt hàng mặc dù trong nước có thể sản xuất được nhưng Việt Nam vẫn nhập khẩu lớn, nguyên nhân của vấn đề này có thể
nằm ở chính sách thuế chưa hợp lý. Việc gia nhập các khu vực mậu dịch tự do, Việt Nam phải cam kết từng bước cắt giảm thuế nhập khẩu để mở cửa nền kinh tế, hạn chế tối đa đến gỡ bỏ các hàng rào thuế quan. Chính điều đó dã vô tình khuyến khích nhập khẩu trong giai đoạn này.
Cuối cùng là Chính sách tỷ giá. Ngoài những yếu tố mang tính trung và dài hạn như năng suất nền kinh tế còn thấp, cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập, hoặc chính sách thuế trong ngắn hạn, còn có một yếu tố nữa tạo áp lực hạn chế xuất khẩu và thúc đẩy nhập khẩu là việc đồng tiền Việt Nam bị định giá ở mức cao hơn giá thị trường. Chính sách tiền tệ nới lỏng kéo dài cho đến tháng 11 năm 2010 của Việt Nam đã dẫn đến áp lực giảm giá đồng nội tệ so với các đồng tiền khác. Trong bối cảnh đó, chính sách tỷ giá ở Việt Nam lại được điều hành một cách cứng nhắc cho đến trước ngày 11/02/2011: mức tỷ giá cố định được duy trì trong một thời gian dài hoặc nếu điều chỉnh thì cũng chỉ là những mức điều chỉnh nhỏ, biên độ dao động thấp. Điều này đã khiến cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam rẻ đi tương đối, thúc đẩy nhập khẩu tăng lên, đồng thời làm hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam lại trở nên đắt đỏ trên thị trường thế giới, giảm tính cạnh tranh trong xuất khẩu. Năm 2010, đồng Việt Nam đã bị định giá cao 15% so với đồng USD trong khi đồng nhân dân tệ lại mất giá 30% so với USD, như vậy VND đã lên giá mạnh so với Nhân dân tệ, có thể là đây cũng là lý do giải thích cho việc nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng đột biến trong những năm gần đây.