Tổng quan về Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng (bsc) trong hoạch định chiến lược của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 59 - 63)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, với hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN: tất cả các Chi nhánh NHNN huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, Quỹ tiết kiệm tại các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.

Ngày 14/11/1990, trước xu hướng phát triển mô hình ngân hàng đa năng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Trong thời gian này, bên cạnh nhiệm vụ chính là đầu tư vào thị trường nông nghiệp và phát triển nông thôn thông qua hoạt động cho vay thông thường, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam còn quản lý Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, sau đổi tên thành Ngân hàng Phục vụ Người nghèo. Đây thực chất là bộ phận tác nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, tồn tại và phát triển mạnh vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Ngày 04/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội trên cơ sở Ngân hàng Phục vụ Người nghèo. Từ 01/01/2003, Ngân hàng Phục vụ Người nghèo đã chuyển thành Ngân hàng Chính sách Xã hội, tách khỏi Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 15/11/1996, được ủy quyền bởi Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) có trụ sở đặt tại số 2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, là một NHTM quốc doanh lớn nhất Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt với thời hạn hoạt động là 99 năm, hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, trên cơ sở Luật các TCTD và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một NHTM, Agribank được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Ngày 31/01/2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

Gần 30 năm xây dựng và phát triển, Agribank đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ngành ngân hàng trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Agribank ngày càng khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tài chính trong nước; đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, tăng cường mối đoàn kết công - nông, củng cố hệ thống chính trị; có ý thức và trách nhiệm cao trong việc chống lạm phát, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

2.1.2. Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động

2.1.2.1. Mô hình tổ chức

Agribank được tổ chức theo mô hình 2 cấp: cấp quản trị điều hành và cấp trực tiếp kinh doanh.

Cơ quan cao nhất là Hội đồng thành viên, gồm Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng. Giúp việc trực tiếp cho Hội đồng thành viên có các Ủy ban như: Ban Thư ký, Uỷ ban Rủi ro, Uỷ ban chính sách, Uỷ ban nhân sự. Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát có mối quan hệ thông tin, báo cáo qua lại với nhau, đều do Chủ sở hữu là

Ngân hàng nhà nước quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác đối với Chủ tịch, các thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát.

Ban Điều hành gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc, hệ thống các Ban chuyên môn nghiệp vụ. Mô hình dưới đây trình bày cơ cấu tổ chức hiện tại của Agribank:

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổng thể tổ chức bộ máy quản lý điều hành Agribank

(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, năm 2017)

HỘI ĐỒNG

THÀNH VIÊN Ban Kiểm soát

Ban thư ký HĐ thành viên

UB Nhân sự UB Quản lý rủi ro UB chính sách

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Kế toán trưởng

Kiểm toán nội bộ

Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ

Chi nhánh loại I, loại II

Chi nhánh loại III Phòng Giao dịch Công ty con Đơn vị sự nghiệp Văn phòng Đại diện Chi nhánh nước ngoài Hệ thống ban chuyên môn nghiệp vụ Phòng giao dịch

2.1.2.2. Mạng lưới hoạt động

Với vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, Agribank chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng, miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Từ mạng lưới với 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội; Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch III tại Văn phòng miền Trung), 43 Chi nhánh Agribank tỉnh, thành phố, 475 Chi nhánh Agribank quận, huyện, thị xã những năm 1992, đến 31/12/2017, Agribank hiện là NHTM có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với Trụ sở chính (ở Hà Nội), 148 Chi nhánh loại I, II; 793 chi nhánh loại III, 1.313 phòng giao dịch, điểm giao dịch trong và ngoài nước. Agribank có đội ngũ cán bộ, viên chức khoảng 42.000 người (chiếm trên 40% cán bộ, viên chức ngành Ngân hàng cả nước có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, gắn bó với địa phương.

Về phía khách hàng, Agribank có số lượng khách hàng đông đảo với trên 30.000 doanh nghiệp, hàng triệu hộ sản xuất và hàng ngàn đối tác trong và ngoài nước. Mạng lưới hoạt động rộng khắp góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của Agribank trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức.

Bên cạnh đó, Agribank cũng luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Agribank hiện có 9 công ty con là: Công ty cho thuê tài chính I, Công ty cho thuê tài chính II, Công ty TNHH MTV Dịch vụ NHNo, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý TP HCM, Công ty TNHH TM và ĐT Hải Phòng, Tổng Công ty Vàng Agribank, Công ty CP Chứng khoán Agribank, Công ty Cổ phần bảo hiểm Agribank; Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank. Ngoài ra, Agribank có 4 công ty liên kết là: Ngân hàng liên doanh Việt Thái, Công ty cổ phần du lịch thương mại nông nghiệp, Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại VNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng (bsc) trong hoạch định chiến lược của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)