Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng (bsc) trong hoạch định chiến lược của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 106 - 110)

Nâng cao hiệu quả hoạt động các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, gián tiếp (nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu, tái cấp vốn…)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần đưa ra các ràng buộc khắt khe hơn về vốn pháp định, công nghệ nhằm tránh tình trạng quá nhiều ngân hàng TMCP với qui mô nhỏ bé và công nghệ lạc hậu như hiện nay.

Tăng cường vai trò thanh tra, giám sát ngân hàng của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng.

Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát.

Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông các quan hệ ngân hàng và tận dụng các nguồn vốn, công nghệ, năng lực quản lý từ các nước và tổ chức quốc tế.

Ở chương 3, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh cho Agribank bao gồm nhóm giải pháp để đạt được mục tiêu về từng phương diện: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Đào tạo và Phát triển và nhóm giải pháp chung tổ chức triển khai chiến lược.

Bên cạnh đó tác giả cũng thẩm định độ tin cậy và tính khả thi của chiến lược và đưa ra một vài kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước để giúp cho Agribank có đủ năng lực tài chính, nguồn lực, công nghệ để phát triển và có sức cạnh tranh với các ngân hàng khác.

KẾT LUẬN

Là một công cụ quản trị hiện đại, thẻ điểm cân bằng Balanced Scorecard chuyển tầm nhìn và chiến lược của một tổ chức thành các mục tiêu, thước đo cụ thể theo bốn phương diện: Tài chính, Khách hàng, Qui trình hoạt động nội bộ, Đào tạo và Phát triển. Trong một tổ chức, BSC vừa là hệ thống đo lường vừa là hệ thống quản lý chiến lược và là công cụ trao đổi thông tin. BSC nổi bật nhờ tính cân bằng giữa các thước đo tài chính và phi tài chính, giữa các thước đo kết quả và thước đo giúp định hướng hoạt động, thông qua mối quan hệ nhân quả trong các mục tiêu và thước đo ở cả 4 phương diện nói trên. Trong mỗi phương diện, BSC đều diễn giải chiến lược thành các mục tiêu giúp tổ chức vạch ra con đường đi cho từng giai đoạn. Đồng thời BSC cũng trình bày các thước đo để đo lường việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Với những ưu điểm vượt trội so với các thước đo hiệu quả dựa trên các chỉ số tài chính trước đó, BSC xứng đánh được đánh giá là một trong những ý tưởng quản trị xuất sắc được nhiều tổ chức trên thế giới và Việt Nam áp dụng. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều đầu sách của nhiều tác giả khác nhau viết về BSC, mỗi tác giả lại có những luận điểm riêng của mình về BSC do vậy gây khó khăn trong việc tổng hợp và xây dựng BSC cho Agribank trong quá trình nghiên cứu.

Từ việc vận dụng lý thuyết BSC vào thực tiễn xây dựng BSC cho Agribank quả thật không hề dễ dàng do Agribank là một ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên cả nước và có những đặc thù khác nhau do vậy khi xây dựng các chỉ số đo lường có thể chưa thật sự đầy đủ và phù hợp với tình hình thực tế. Việc thực hiện và ứng dụng có thể mất rất nhiều thời gian cũng như chi phí cho việc tính toán và hiệu chỉnh.

Bên cạnh những khó khăn kể trên, tác giả nhận thấy có những điểm thuận lợi khi Agribank đang trên con đường hướng đến cổ phần hóa vào năm 2019, do vậy Ban lãnh đạo của Agribank cũng đang rất tích cực hoàn thiện các mặt quy trình, chính sách, tăng cường năng lực về tài chính cũng như đào tạo nguồn nhân lực và đây là cơ sở thuận lợi để có thể xây dựng thành công BSC cho Agribank.

Để có thể ứng dụng được thành công BSC trong hoạch định chiến lược của Agribank, ngoài việc cần thêm các công cụ hỗ trợ khác cho việc triển khai BSC, tác giả mong muốn được quảng bá BSC đến các lãnh đạo cấp cao của Agribank để họ có thể xem xét cũng như huy động được nguồn lực cùng tham gia xây dựng. Trong thời gian tới, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để từng bước hoàn thiện việc xây dựng BSC cho Agribank đế sớm có thể ứng dụng trong tương lai gần.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Minh (2011), Thẻ điểm cân bằng.

2. Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm (2009), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

3. Lưu Trọng Tuấn (2011), Giáo trình đào tạo BSC, Viện Marketing và quản trị Việt Nam (VMI) TP Hồ Chí Minh.

4. Robert S. Kaplan và Dadvid P. Nortn (2011), Thẻ điểm cân bằng biến chiến lược thành hành động, Nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh. 5. Robert S. Kaplan và Dadvid P. Nortn (2011), Bản đồ chiến lược, Nhà

xuất bản trẻ.

6. Paul R.Niven (2009), Balance Scorecard, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

7. Lý Nguyễn Thu Ngọc (2009), Vận Dụng Bảng Cân Bằng Điểm Trong Đánh Giá Thành Quả Hoạt Động Tại Trường Cao Đẳng Sự Phạm Trung Ương Thành Phố Hồ Chí Minh.

8. Trần Thị Hương (2011), Vận dụng phương pháp Thẻ cân bằng điểm tại Công ty TNHH MSC Việt Nam.

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014,2015,2016,2017), Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh Agribank.

10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2016,2017,2018,2019, 2020), Đề án chiến lược kinh doanh Agribank.

Tiếng Anh

11. Robert S.Kaplan and David P.Norton (1992), The Balanced Scorecard – Measures that Drive Performance, Harvard Business Review.

12. Robert S.Kaplan and David P.Norton (2004), Strategy Maps, Harvard Business School, Boston.

13. Paul R. Niven (2006), Balanced Scorecard Step – By – Step: Maximizing Performance and Maintaining Results, John Wiley & Sons, Inc.

14. Robert S.Kaplan and David P. Norton (2008), The Execution Premium: Linking Strategy to Operations for Competitive Advantage, Boston.

15. Robert S.Kaplan and David P. Norton (2006), How to Implement a New Strategy Without Disrupting Your Organization, Harvard Business Review.

16. Robert S.Kaplan and David P. Norton (2005), The Office of Strategy Management, Harvard Business Review.

17. Robert S.Kaplan and David P. Norton (1996), Using the Balanced Scorecard as a Strategic Management System, Harvard Business Review. 18. Nolan Norton Institute (1991) “Measuring Performance in the

Organization of the Future: A Research Study.”

Website

19. http://agribank.com.vn/default.aspx - Website Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng (bsc) trong hoạch định chiến lược của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 106 - 110)