Bà Nguyễn Thị Cúc, Nguyên Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thuế, Chủ tịch Hội tư vấn thuế (2016), Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, Tọa đàm thảo luận chính sách về quản lý hoạt

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 25 - 26)

lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, Tọa đàm thảo luận chính sách về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 26/10/2016.

đấu giá trực tuyến 30. Việc phân loại này cũng phù hợp với việc phân loại về các hoạt động thương mại điện tử trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành. Nội dung bản báo cáo đã chỉ rõ các hình thức ứng dụng của thương mại điện tử gồm giao dịch qua sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội, thiết lập website của doanh nghiệp, sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động 31. Qua đây, có thể thấy việc phân loại hoạt động thương mại điện tử nói chung và hoạt động môi giới thương mại điện tử nói riêng rất đa dạng. Phụ thuộc vào những tiêu chí khác nhau sẽ có sự phân loại tương ứng. Các tài liệu được khảo cứu đang chỉ thực hiện việc phân loại hoạt động thương mại điện tử nói chung. Hầu như chưa có tài liệu nào đề cập đến việc phân loại hoạt động môi giới thương mại điện tử.

Tại “Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2015”, trong nội dung về tình hình kinh doanh trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Nay là Cục thương mại điện tử và Kinh tế số) – Bộ Công thương chỉ ra nguồn thu chính của các website này gồm: “54% chủ website cung cấp dịch vụ TMĐT tham gia khảo sát cho biết nguồn thu chính của website là từ hoạt động quảng cáo, 23% website thu phí dựa trên giá trị đơn hàng. Khoảng 12% - 18% website có các nguồn thu như phí thẻ thành viên, hoạt động trực tiếp từ bán hàng hóa, dịch vụ và từ nguồn thu khác”. Từ những số liệu đã được tổng hợp đã cho thấy nội dung hoạt động của chủ thể môi giới điện tử. Thực tế, các bên môi giới không chỉ đơn thuần tiến hành kết nối người mua bán hàng hóa, cung cứng dịch vụ mới nhau mà học còn tiến hành hoạt động quảng cáo, thu phí thẻ thành viên, cung cấp các dịch vụ khác…Đây sẽ là một trong những gợi ý cho luận án khai thác điểm khác biệt đặc trưng của hoạt động môi giới thương mại điện tử với môi giới truyền thống. Theo báo cáo, chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bên cạnh việc tuân thủ các quy định trực tiếp về thương mại điện tử, còn phải thực hiện các quy định pháp luật liên quan khác như đầu tư kinh doanh, thương mại, dân sự, quảng cáo. Báo cáo đã tổng hợp khung pháp lý cơ bản cho hoạt động thương mại điện tử gồm bốn mục cơ bản: Luật, nghị định hướng dẫn Luật, xử lý vi phạm, thông tư hướng dẫn thi hành một số nội dung của các Nghị định. Trong đó những Luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử là Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử, 30 Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (2014), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2014, trang 51-56.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)