Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 35 - 36)

Thứ nhất, luận án cần tiếp tục hoàn thiện lý luận về hoạt động môi giới thương mại điện tử, tạo cơ sở lý thuyết nhận diện hoạt động môi giới thương mại điện tử.

Bằng việc xây dựng các luận cứ và đưa ra các luận chứng, luận án khẳng định rằng hoạt động môi giới thương mại điện tử không chỉ đơn thuần là hoạt động môi giới được thực hiện thông qua môi trường điện tử. Luận án xây dựng khái niệm pháp lý về hoạt động môi giới thương mại điện tử. Mặc dù cũng đã có các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài đề cập khái niệm liên quan đến môi giới thương mại điện tử nhưng cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về khái niệm pháp lý của hoạt động này. Luận án phân tích các đặc điểm pháp lý của hoạt động môi giới thương mại điện tử theo một số tiêu chí như chủ thể, tính xuyên biên giới, tính độc lập của các chủ thể, cơ sở pháp lý hình thành quan hệ pháp luật giữa các chủ thể, sự chi phối của nền tảng công nghệ đối với hoạt động. Thông qua việc phân loại hoạt động môi giới thương mại điện tử căn cứ theo hai tiêu chí được lựa chọn là: i) phương thức và mục tiêu hoạt động; ii) nhóm đối tượng hàng hóa, dịch vụ được môi giới, luận án chỉ ra rằng hình thức tồn tại của hoạt động môi giới thương mại điện tử hết sức đa dạng và phức tạp, phát sinh nhiều vấn đề cần được điều chỉnh bởi pháp luật.

Luận án có sự so sánh các đặc điểm pháp lý giữa hoạt động môi giới thương mại điện tử với hoạt động môi giới truyền thống qua đó chỉ ra những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình quản lý đối với hoạt động môi giới thương mại điện tử. Luận án phân tích vai trò của hoạt động môi giới thương mại điện tử với các bên tham gia nói riêng và toàn xã hội nói chung, yếu tố tác động đến hoạt động môi giới thương mại điện tử ở Việt Nam.

Thứ hai, luận án xây dựng hệ thống lý luận pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử.

Luận án làm rõ khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử một cách đa diện. Luận án chứng minh sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động môi giới thương mại điện tử xuất phát từ những lý do: đặc thù về chủ thể, phương thức hoạt động, chức năng của pháp luật về hoạt động trung gian

thương mại điện tử. Luận án đưa ra cấu trúc hình thức và cấu trúc nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động này trong quy mô các nước trên thế giới và Việt Nam; chỉ ra những ưu, nhược điểm trong các cấu trúc đó đối với việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật.

Thứ ba, trong phạm vi nghiên cứu, luận án có sự phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng thực thi pháp luật về môi giới thương mại điện tử.

Luận án chỉ ra những bất cập của pháp luật hiện hành trong việc quản lý hoạt động môi giới thương mại điện tử tại Việt Nam thông qua việc đánh giá thực trạng pháp luật về các vấn đề pháp lý như: chủ thể của hoạt động môi giới thương mại điện tử; hợp đồng môi giới thương mại điện tử; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động môi giới thương mại điện tử, quản lý nhà nước về môi giới thương mại điện tử. Qua đó, luận án chỉ ra sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử.

Thứ tư, luận án đề xuất hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử được đề xuất theo phương hướng bổ sung trong hệ thống văn bản pháp luật về thương mại điện tử.

Luận án đề xuất phương án hoàn thiện chủ yếu trong hệ thống văn bản pháp luật về thương mại điện tử. Đồng thời, luận án cũng nêu những yêu cầu hoàn thiện pháp luật về môi giới thương mại điện tử. Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới thương mại cụ thể.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)