122 Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (2021), Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2021, Phụ lục 1: Bảng cập nhật khung pháp lý cơ bản thương mại điện tử Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠN G
Thứ nhất, chương 1 đã xây dựng khái niệm pháp lý về hoạt động môi giới thương mại điện tử. Việc nhận diện hoạt động môi giới thương mại điện tử dựa theo 5 đặc điểm pháp lý sau: Một là, chủ thể liên quan đến hoạt động môi giới thương mại điện tử; Hai là, tính xuyên biên giới của hoạt động môi giới thương mại điện tử; Ba là, tính độc lập trong mối quan hệ môi giới thương mại điện tử giữa bên môi giới và bên được môi giới; Bốn là, cơ sở pháp lý hình thành mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến hoạt động môi giới thương mại điện tử; Năm là, nền tảng công nghệ chi phối hình thức, cách thức của hoạt động môi giới thương mại điện tử. Bên cạnh đó, nội dung chương 1 đã phân loại hoạt động môi giới thương mại điện tử dựa theo các tiêu chí: phương thức hoạt động; đối tượng hàng hoá, dịch vụ được môi giới.
Thứ hai, chương 1 đã so sánh hoạt động môi giới thương mại điện tử với hoạt động môi giới thương mại truyền thống. Ba điểm giống nhau về: chủ thể, nội dung công việc và mục đích. Bốn điểm khác nhau về: quan hệ pháp luật hình thành giữa bên môi giới với các bên, hình thức giao dịch, điều kiện chủ thể, tính tích hợp.
Thứ ba, chương 1 đã xây dựng khái niệm pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử, phân tích 4 đặc điểm của pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử: Một là, nội dung điều chỉnh của pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử gắn với các yếu tố đặc trưng là chủ thể, phương tiện, không gian; Hai là, pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử thường lạc hậu nhanh hơn so với thực tế phát triển của hoạt động môi giới thương mại điện tử; Ba là, pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử gồm quy phạm pháp luật và quy tắc xử sự chung của các bên được nhà nước thừa nhận (quy chế sàn giao dịch môi giới thương mại điện tử); Bốn là, pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử phải cân bằng giữa mục tiêu quản lý xã hội và phát triển kinh tế hội nhập.
Thứ tư, chương 1 đã làm rõ cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử. Có những quốc gia đã bước đầu quy định về hoạt động môi giới thương mại điện tử. Chương 1 cũng đi tìm hiểu hệ thống pháp luật về môi giới thương mại điện tử của ba quốc gia là Hoa Kỳ, Úc và Trung Quốc. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, hoạt động môi giới thương mại điện tử được điều chỉnh bởi hai hệ thống là pháp luật môi giới thương mại và pháp luật thương mại điện tử. Nội dung điều chỉnh tập trung đến chính nhóm vấn đề: chủ thể, hợp đồng môi giới thương mại điện tử, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, quản lý nhà nước về môi giới thương mại điện tử.
CHƯƠNG 2