KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 178 - 189)

206 Điều 2(1) và 2(2) Luật Bảo vệ thông tin cá nhân của Nhật Bản

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Thứ nhất, chương 3 phân tích bối cảnh hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử, xuất phát từ những lý do sau: (1) Một là, hoạt động môi giới đang phát triển trong thực tế, tất yếu đặt ra nhu cầu quan hệ pháp luật mới phát sinh cần được pháp luật hoàn thiện để điều chỉnh kịp thời; (2) Hai là, bất cập trong thực thi pháp luật môi giới thương mại điện tử đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật; (3) Ba là, hoàn thiện pháp luật môi giới thương mại điện tử được đặt ra từ hoạt động mang tính quốc tế.

Thứ hai, chương 3 nêu khái quát yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử. Đó là: (1) Một là, cần xác định rõ ràng và thống nhất phương pháp điều chỉnh và cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động môi giới thương mại điện tử. (2) Hai là, điều chỉnh pháp luật môi giới thương mại điện tử phải xuất phát từ quan điểm và các nguyên tắc nền tảng của pháp luật môi giới thương mại truyền thống; (3) Ba là, điều chỉnh pháp luật môi giới thương mại điện tử phải đảm bảo tính an toàn trong môi giới thương mại điện tử; (4)Bốn là, điều chỉnh pháp luật môi giới thương mại điện tử phải đảm bảo tính hợp pháp trong môi giới thương mại điện tử; (5) Năm là, điều chỉnh pháp luật môi giới thương mại điện tử phải đảm bảo tính minh bạch trong môi giới thương mại điện tử; (6) Sáu là, điều chỉnh pháp luật môi giới thương mại điện tử phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong môi giới thương mại điện tử; (7) Bảy là, điều chỉnh pháp luật môi giới thương mại điện tử phải có tính thống nhất với pháp luật lao động.

Thứ ba, chương 3 đã nêu ba nhóm giải pháp kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về môi giới thương mại điện tử:

(1) Một là, kiến nghị xây dựng khái niệm môi giới thương mại điện tử để thống nhất nhận diện hoạt động này.

(2) Hai là, nhóm kiến nghị liên quan đến quy định về chủ thể môi giới thương mại điện tử. Bao gồm các giải pháp cụ thể sau: (i) chủ thể môi giới thương mại điện tử cần đáp ứng điều kiện là thương nhân.; (ii) Kiến nghị về việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại điện tử tại Việt Nam; (iii) Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tuân thủ pháp luật của chủ thể môi giới thương mại điện tử là thương nhân, tổ chức nước ngoài; (iv) Kiến nghị hoạt động quản lý thuế đối với bên môi giới thương mại điện tử là thương nhân nước ngoài.

(3) Ba là, nhóm kiến nghị liên quan đến quy định về chủ thể được môi giới thương mại điện tử. Các kiến nghị cụ thể gồm: (i) Kiến nghị thống nhất giữa Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về điều kiện của bên được môi giới thương mại điện tử không bắt buộc phải là thương nhân. (ii) Kiến nghị xem xét lại quy định về giao dịch giữa các bên được môi giới hay giữa bên được môi giới thương mại điện tử phải là hoạt động thương mại; (iii) Cần có quy định trong việc quản lý nhà nước đối với bên bán được môi giới thương mại điện tử là chủ thể có quốc tịch hoặc trụ sở chính ở nước ngoài.

(4) Bốn là, nhóm kiến nghị liên quan đến nghĩa vụ đặc trưng của các chủ thể trong hoạt động môi giới thương mại điện tử. Các kiến nghị cụ thể gồm: (i) Ban hành văn bản bãi bỏ hiệu lực Nghị định số 59/2006/NĐ-CP; (ii) Việc quy định bên môi giới thương mại điện tử có nghĩa vụ thay mặt cho bên được môi giới thương mại điện tử là cần thiết, tuy nhiên cần xác định rõ phạm vi những trường hợp này; (iii) Nghĩa vụ bảo mật thông tin, an toàn an ninh trong giao dịch môi giới thương mại điện tử; (iv) Nghĩa vụ ban hành cơ chế hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh.

(5) Năm là, kiến nghị công tác thực thi pháp luật trong hoạt động môi giới thương mại điện tử.

KẾT LUẬN

Luận án được thiết kế thành ba chương truyền thống. Chương 1 tập trung nghiên cứu nội dung lý luận về hoạt động môi giới thương mại điện tử và pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử. Chương 2 phân tích các quy định pháp luật hiện hành về môi giới thương mại điện tử đồng thời chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong quá trình thực thi pháp luật. Chương 3 là các đề xuất yêu cầu hoàn thiện và đưa ra kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về môi giới thương mại điện tử. Trong quá trình nghiên cứu ba chương, tác giả có tham khảo, nghiên cứu từ rất nhiều nguồn tài liệu, công trình khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, cũng như của các cơ quan quản lý nhà nước để nội dung luận án đa chiều, khách quan và sâu sắc hơn. Luận án đã đạt được một số kết luận quan trọng ở các chương như sau: Chương 1 đã nêu ra hệ thống lý luận nhận diện được hoạt động môi giới thương mại điện tử bằng việc xây dựng khái niệm về hoạt động môi giới thương mại điện tử, xây dựng 05 đặc điểm pháp lý của hoạt động môi giới thương mại điện tử, phân loại hoạt động môi giới thương mại điện tử và so sánh hoạt động môi giới thương mại điện tử với môi giới thương mại truyền thống. Luận án đã chỉ rõ những điểm giống nhau và khác biệt giữa các hoạt động này. Bên cạnh đó, chương 1 còn làm rõ vấn đề lý luận pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử khi xây dựng khái niệm pháp luật về môi giới thương mại điện tử cũng như phân tích 04 đặc điểm của pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử. Luận án cũng phân tích cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử. Nhìn chung, về hình thức, hoạt động môi giới thương mại điện tử được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật về hoạt động môi giới thương mại truyền thống và hệ thống pháp luật về thương mại. Về nội dung, pháp luật điều chỉnh liên quan đến những nhóm vấn đề chính: chủ thể của hoạt động môi giới thương mại điện tử, hợp đồng môi giới thương mại điện tử, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật môi giới thương mại điện tử, quản lý nhà nước về môi giới thương mại điện tử. Chương 1 cũng trình bày hệ thống pháp luật một số quốc gia điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử, cụ thể là Hoa Kỳ, Úc và Trung Quốc. Sự lựa chọn có dựa theo tiêu chí về địa lý, đặc điểm kinh tế, hệ thống pháp luật, quan điểm của các quốc gia trong việc quy định về hoạt động môi giới thương mại điện tử.

Chương 2 luận án tập trung phân tích nội dung quy định pháp luật hiện hành về hoạt động môi giới thương mại điện tử, đồng thời nêu những đánh giá về bất cập còn tồn tại trong quá trình thực thi pháp luật về môi giới thương mại điện tử. Chương

2 đã nghiên cứu theo 04 nhóm nội dung là: thực trạng quy định về chủ thể của hoạt động môi giới thương mại điện tử, thực trạng quy định về hợp đồng môi giới thương mại điện tử, thực trạng quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng môi giới thương mại điện tử; một số nội dung cụ thể quản lý nhà nước về môi giới thương mại điện tử.

Trên cơ sở hệ thống lý luận đã được xây dựng ở chương 1 và thực trạng thực thi pháp luật đã được phân tích ở chương 2, chương 3 tập trung đưa giải pháp hoàn thiện pháp luật về môi giới thương mại điện tử. Chương 3 tập trung nêu 07 yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về môi giới thương mại điện tử. Bên cạnh đó, một số kiến nghị cụ thể được đưa ra, chia thành 05 nhóm là: Nhóm kiến nghị xây dựng khái niệm môi giới thương mại điện tử để thống nhất nhận diện hoạt động này; Nhóm kiến nghị liên quan đến quy định về chủ thể môi giới thương mại điện tử; Nhóm kiến nghị liên quan đến quy định về chủ thể được môi giới thương mại điện tử; Nhóm kiến nghị liên quan đến nghĩa vụ đặc trưng của các chủ thể trong hoạt động môi giới thương mại điện tử; Nhóm kiến nghị công tác thực thi pháp luật trong hoạt động môi giới thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 178 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)