Geoffrey G Parker, Marshall W Van Alstyne, Sangeet Paul Choudary (2017), Cuộc cách mạng nền tảng, Alphabooks và Nhà xuất bản Công thương.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 49 - 51)

thể tham gia. Đối với các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, họ chỉ có thể tìm thấy nhau, xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt hoạt động thương mại thông qua nền tảng công nghệ của bên môi giới. Đối với bên môi giới thương mại điện tử, giá trị dịch vụ môi giới thương mại điện tử tạo ra khác với hoạt động môi giới truyền thống chính ở nền tảng công nghệ. Họ không chỉ tiến hành hoạt động môi giới bằng phương tiện điện tử mà họ tiến hành hoạt động môi giới bằng nền tảng công nghệ của mình. Bên môi giới thương mại điện tử cần thiết phải có những hành vi hỗ trợ các bên được môi giới về nguyên tắc xác định giá, thanh toán, cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến… Nhìn chung, các văn bản pháp luật và các công trình nghiên cứu khoa học mà nghiên cứu sinh đã tìm hiểu thường tiếp cận khái niệm môi giới thương mại nói chung và môi giới thương mại điện tử nói riêng theo nghĩa hẹp này.

Tóm lại, môi giới thương mại điện tử là hoạt động môi giới thương mại, theo đó một thương nhân thông qua nền tảng số do mình sở hữu làm trung gian (gọi là bên môi giới thương mại điện tử) cho các bên được môi giới trong việc mua bán hàng hóa, tài sản, cung ứng dịch vụ, để hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới thương mại điện tử. Các bên môi giới và bên được môi giới thương mại điện tử không có mặt đồng thời khi dịch vụ môi giới được cung cấp. Quá trình gửi, nhận, xử lý và lưu truyền dữ liệu hoàn toàn bằng các phương tiện điện tử được cung cấp trên từng yêu cầu cá nhân. Trong đó, bên môi giới thương mại điện tử không đóng vai trò quyết định chi phối tới việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ mua bán hàng hóa, tài sản, cung ứng dịch vụ giữa các bên được môi giới. Việc xác định chính xác “vai trò quyết định chi phối” không hề đơn giản. Bản thân một hoạt động thương mại không thể bị gò bó trong khuôn khổ nhất định, hơn nữa một hoạt động thương mại điện tử với phạm vi xuyên biên giới thì càng không thể. Tính linh hoạt, sáng tạo trong thực tiễn khiến việc xác định “vai trò quyết định chi phối” của bên thứ ba đối với hai bên trong quan hệ mua bán hàng hóa, tài sản, cung ứng dịch vụ không dễ dàng.

1.1.3. Đặc điểm pháp lý của hoạt động môi giới thương mại điện tử

1.1.3.1. Thứ nhất, có ba bên chủ thể liên quan đến hoạt động môi giới thương mại là bên bán, bên mua, bên môi giới thương mại điện tử

Hoạt động môi giới thương mại liên quan tới ba bên chủ thể tham gia là: Chủ thể cung cấp tài sản, hàng hóa, dịch vụ (bên bán); Chủ thể mua tài sản, hàng hóa, dịch vụ (bên mua) và chủ thể trung gian thực hiện môi giới giữa bên bán và bên mua (bên môi giới thương mại điện tử). Quan hệ môi giới thương mại điện tử được xác lập giữa

bên bán, bên mua với bên môi giới thương mại điện tử. Quan hệ mua bán hàng hóa, tài sản, cung ứng dịch vụ được xác lập giữa bên bán và bên mua. Trong đó:

- Bên bán không bắt buộc phải là thương nhân. Hoạt động môi giới thương mại điện tử dựa trên nền kinh tế chia sẻ là phần nhiều. Các chủ thể có những tài sản, dịch vụ muốn chia sẻ với tính chất không thường xuyên, liên tục vẫn có thể tìm đến nền tảng môi giới thương mại điện tử. Với đa số các hoạt động môi giới thương mại điện tử, bên bán không nhất thiết phải là thương nhân vẫn có thể tham gia vào hoạt động này, miễn là, họ là các cá nhân, tổ chức có năng lực hành vi dân sự. Những trường hợp bên bán cung cấp các hàng hóa, dịch vụ nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bên bán sẽ cần đáp ứng điều kiện mà pháp luật quy định để có thể giao dịch trao đổi mặt hàng, dịch vụ với bên mua, trong đó có thể bao gồm điều kiện về tư cách thương nhân. Ví dụ: bên cung ứng dịch vụ lưu trú dành cho khách mang quốc tịch nước ngoài, bán rượu thì pháp luật chuyên ngành quy định điều kiện cần với những người bán phải là thương nhân. Bên bán ngoài cung cấp các tài sản, hàng hóa, dịch vụ thông thường, giống như đối tượng của các giao dịch mua bán trực tiếp khác, còn cung cấp các tài sản, hàng hóa, dịch vụ “số”. Tài sản, hàng hóa, dịch vụ “số” là những tài sản, hàng hóa, dịch vụ có thể phân phối qua cơ sở hạ tầng mạng, bao gồm: các dữ liệu, các số liệu thống kê, thông tin, âm thanh, hình ảnh, phần mềm máy tính, kinh doanh trong bảo hiểm, tài chính, an ninh và các loại hàng hóa khác 83.

Trong một số trường hợp, việc bán hàng, cung ứng dịch vụ không phải là mục đích duy nhất của bên bán khi tham gia vào hoạt động này. Bên bán có thể tiến hành quảng bá thương hiệu của mình. Ví dụ, khi tham gia vào hoạt động mua theo nhóm, các nhà cung cấp đã tiến hành việc xúc tiến thương mại với chi phí thấp nhưng hiệu quả cao. Nhà cung cấp sẽ phải dành khoản chi phí lớn hơn nhiều nếu sử dụng các phương thức xúc tiến thương mại khác cho hàng hóa, dịch vụ của họ. Trong khi đó, bằng việc bán hàng theo phương thức mua theo nhóm, những thông tin mà nhà cung cấp muốn quảng bá sẽ được đông đảo người tiêu dùng biết đến khi họ tìm hiểu sản phẩm.

- Bên mua là những cá nhân, tổ chức, thương nhân quan tâm tới tài sản, hàng hóa, dịch vụ. Về mặt lý thuyết, bên mua có thể là bất kỳ chủ thể có năng lực hành vi

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)