Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2020), Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2020, trang

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 91 - 92)

năm 2020, trang 16

128 Bộ Công thương (7/2020), Báo cáo Tổng kết 06 năm thi hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, trang 17. của Chính phủ về thương mại điện tử, trang 17.

129 Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2020), Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2020, trang 82 năm 2020, trang 82

một đơn vị nhà nước vận hành còn hoạt động ở mức cầm chừng, hầu hết các sàn khác đã đóng cửa sau vài năm hoạt động. Hiện nay, sàn Telio.vn thu hút sự chú ý đáng kể với hoạt động của mình và có bước khởi đầu thành công.

Qua việc nghiên cứu tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam, nghiên cứu sinh có một số đánh giá, cụ thể:

Thứ nhất, có độ “vênh” nhất định trong việc nhận diện hoạt động môi giới thương mại điện tử giữa văn bản pháp luật về thương mại điện tử và văn bản pháp luật về luật thương mại. Pháp luật về thương mại điện tử hiện hành của Việt Nam đang mới chỉ nhận diện các nhóm chủ thể đóng vai trò trung gian, kết nối giữa bên bán với bên mua thông qua hoạt động trên phương tiện điện tử, gọi chung là thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Các thương nhân, tổ chức này sẽ thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ130. Các dạng hoạt động cụ thể gồm: Một là, cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử. Đây là hoạt động thiết lập website, ứng dụng thương mại điện tử để các chủ thể khác có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên đó131; Hai là, cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến. Đây là hoạt động thiết lập website, ứng dụng khuyến mại trực tuyến để thực hiện khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại132; Ba là,cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến. Đây là hoạt động thiết lập website, ứng dụng đấu giá trực tuyến để thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tổ chức đấu giá cho hàng hoá của mình trên đó133. Điểm chung của ba hình thức hoạt động trên là bên cung ứng dịch vụ thương mại điện tử chỉ tạo môi trường để bên bán và bên mua giao kết thương mại trực tiếp với nhau, giống hoạt động môi giới. Có hay chăng sự khác biệt chính là cách thức gia tăng để thực hiện hướng tới hiệu quả và phù hợp với mục đích của bên mua, bên bán. Chủ sở hữu các webstie, ứng dụng này có thể là thương nhân, tổ chức.

Theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, điều kiện mục đích lợi nhuận không bắt buộc đặt ra với chủ thể cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Những chủ thể này có thể thực hiện nhằm hưởng thù lao hoặc không. Công việc 130 Điều 24 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP

131 Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP 132 Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)