Xem thêm: Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, Khoa Quản trị kinh doanh 1(2013), Bài giảng Thương mại điện tử, Hà Nội, trang 68.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 41 - 43)

Thương mại điện tử, Hà Nội, trang 68.

64 Xem thêm: Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, Khoa Quản trị kinh doanh 1(2013), Bài giảng Thương mại điện tử, Hà Nội, trang 68. mại điện tử, Hà Nội, trang 68.

Chúng ta đã bắt đầu và đi khá nhanh trên chặng đường đầu tiên của Con Đường Tơ Lụa Mới!”65. Có thể coi đó là thời điểm hoạt động môi giới thương mại điện tử có điều kiện phát triển tại Việt Nam.

Tiến đến cuộc cách mạng lần thứ tư, theo Gartner, cách mạng công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm “industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Cuộc cách mạng này có xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế. Vạn vật kết nối internet và các hệ thống kết nối internet. Nhờ khả năng kết nối của hàng tỷ người trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận được với cơ sở dữ liệu lớn, tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi đột phá công nghệ. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn cho hoạt động môi giới thương mại điện tử phát triển đa dạng hơn, linh hoạt hơn.

Có những hình thức hoạt động môi giới kiểu mới xuất hiện, gây lúng túng cho các cơ quan quản lý nhà nước về việc nhận dạng bản chất pháp lý của nó. Ví dụ như: từ năm 2008, hình thức mua hàng theo nhóm thực sự được biết đến rộng rãi và bùng nổ tại Mỹ bởi một trang web có tên Groupon.com. Ngay lập tức, chỉ trong một thời gian ngắn, hoạt động mua hàng theo nhóm đã lan rộng trên toàn thế giới từ Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi, Úc và đã quay trở lại Trung Quốc và các nước Châu Á khác với một chút sửa đổi và hình thức đơn giản hóa66. Tại Việt Nam, hoạt động “mua hàng theo nhóm” được biết đến rộng rãi từ nửa cuối năm 2010 và phát triển mạnh trong năm 2011. Trong một khoảng thời gian, hoạt động này cũng gây ra sự trăn trở cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu về việc nhận diện nó.

Tiếp đến vào năm 2010, Uber chính thức ra mắt lần đầu tiên tại San Francisco. Dịch vụ Uber phát triển khá nhanh và mạnh trên thế giới. Tính đến ngày 14/01/2016, Uber có mặt tại hơn 300 thành phố của 68 quốc gia, trong đó có hơn 70 thành phố tại các quốc gia thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương67. Cho đến thời điểm đó, các quốc gia có quan điểm khác nhau về việc phân loại dịch vụ mà Uber cung cấp. Đơn cử như trong 35 quốc gia được khảo sát phân loại về dịch vụ này, có quốc gia xác định đây là dịch vụ vận tải trái phép như Panama, Costarica (Bộ Giao thông cho rằng đây là dịch vụ trái phép, Bộ Tư pháp cho rằng đây là dịch vụ vận tải công cộng), 65 Bộ Thương mại, Ban Công nghệ thông tin và Thương mại điện tử (9/2003), Hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam, Hà Nội, trang 1.

66Erdogmus, I.E., Cicek, M., (2001) “Online Group Buying: What Is There For The Consumers?”, Procedia Social and Behavioral Sciences 24:308-316, p308-316. Social and Behavioral Sciences 24:308-316, p308-316.

Chile, Rumani. Một số quốc gia chưa xếp loại rõ ràng dịch vụ này như Argentina, Việt Nam, Hàn Quốc, Thụy Điển, Pháp. Một số quốc gia cho rằng đây là dịch vụ taxi, vận tải như Colombia, Thái Lan, Anh, Phần Lan, Nga, Trung Quốc, Singapore. Một số quốc gia còn lại coi đây là dịch vụ trung gian với những tên gọi cụ thể rất khác nhau 68. Ngày 20 tháng 12 năm 2017, Tòa án Công lý Châu Âu đã ra phán quyết, kết luận, hoạt động của Uber phải được coi là một phần không thể tách rời của một dịch vụ tổng thể mà thành phần chính là một dịch vụ vận tải. Điều đó đã phần nào thể hiện thực tế hoạt động đa diện và phức tạp của môi giới thương mại điện tử trong bối cảnh hiện nay.

Trong thời gian trở lại đây, người ta nói nhiều đến “kinh tế chia sẻ”. Kinh tế chia sẻ (sharing economy) là một mô hình thị trường kết hợp giữa sở hữu và chia sẻ, trong đó đề cập đến vai trò ngang hàng (peer-to-peer) dựa trên sự chia sẻ quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ nhằm gia tăng lợi ích cho các bên tham gia69. Hiện nay, có ba điều kiện thuận lợi cho kinh tế chia sẻ phát triển là: i) hành vi của khách hàng đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được thay đổi từ tính chất sở hữu đến chia sẻ; ii) liên kết mạng lưới người tiêu dùng qua các mạng xã hội trực tuyến và thị trường điện tử dễ dàng hơn; iii) ứng dụng công nghệ thông tin qua các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử làm cho việc sử dụng, chia sẻ các hàng hóa và dịch vụ trở nên thuận lợi hơn. Một số dịch vụ xuất phát từ nhu cầu chia sẻ như: Uber, Grab (ứng dụng cung cấp dịch vụ đi chung xe), Airbnb hay Roomorama (cung cấp dịch vụ thuê nhà chung), Triip.me (bất kỳ ai cũng có thể tạo ra một gói sản phẩm du lịch, đưa lên và bán cho khách du lịch trên web hoặc ứng dụng điện thoại), Travelmob (cho thuê nhà hay phòng ở trong thời gian ngắn hạn)… Đây là xu hướng, một bước phát triển mới của hoạt động môi giới thương mại điện tử. Đặc biệt, khi việc kết nối, môi giới liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sự phức tạp trong tranh luận về tính pháp lý của hoạt động càng được bộc lộ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)