Một số nhận xét tổng thể về tình hình nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 33 - 35)

đã công bố có liên quan đến đề tài luận án

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu lý luận về hoạt động môi giới thương mại điện tử

Chưa có công trình nào nghiên cứu về bản chất pháp lý của hoạt động môi giới thương mại điện tử. Trong số các công trình khoa học đã được khảo cứu, có tài liệu nghiên cứu về chủ thể môi giới điện tử nhưng dưới góc độ kinh tế chứ không phải pháp lý; có tài liệu nghiên cứu dưới góc độ pháp lý nhưng đối tượng nghiên cứu không phải hoạt động môi giới thương mại điện tử mà là hoạt động môi giới thương mại truyền thống hay các dạng hoạt động cụ thể của môi giới thương mại điện tử (dịch vụ đi xe chung, mua theo nhóm). Hoạt động môi giới thương mại điện tử vừa là hoạt động môi giới thương mại, vừa là hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên,

51 TS Đỗ Giang Nam, Khoa Luật – ĐHQGHN (2021), Trách nhiệm dân sự của nền tảng trực tuyến theo Luật mẫu của Việt Luật Châu Âu – Kinh nghiệm cho Việt Nam, Hội thảo khoa học “Mô hình kinh tế chia sẻ, những mẫu của Việt Luật Châu Âu – Kinh nghiệm cho Việt Nam, Hội thảo khoa học “Mô hình kinh tế chia sẻ, những vấn đề pháp lý đặt ra” do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 16/4/2021.

52 Luật sư Trần Anh Huy, Công ty Luật TNHH Quốc tế ICT, Phó Chủ tịch thường trực Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hà Nội (2021), Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật điều chỉnh mô hình kinh tế chia Quốc tế Hà Nội (2021), Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật điều chỉnh mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực thương mại điện tử, đề xuất hoàn thiện pháp luật, Hội thảo khoa học “Mô hình kinh tế chia sẻ, những vấn đề pháp lý đặt ra” do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 16/4/2021.

53 ThS Phạm Huy Tú, Viện Khoa học lao động và xã hội (2021), Hoàn thiện pháp luật lao động, bảo hiểm, an sinh xã hội trong nền kinh tế chia sẻ, Hội thảo khoa học “Mô hình kinh tế chia sẻ, những vấn đề pháp lý đặt sinh xã hội trong nền kinh tế chia sẻ, Hội thảo khoa học “Mô hình kinh tế chia sẻ, những vấn đề pháp lý đặt ra” do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 16/4/2021.

54 Trần Kim Chung, Hoàng Văn Cương (2021), Hoàn thiện pháp luật thuế trong nền kinh tế chia sẻ, Hội thảo khoa học “Mô hình kinh tế chia sẻ, những vấn đề pháp lý đặt ra” do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 16/4/2021. khoa học “Mô hình kinh tế chia sẻ, những vấn đề pháp lý đặt ra” do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 16/4/2021.

khi cần nhận diện hoạt động môi giới thương mại điện tử, chúng ta không thể tổng hợp một cách cơ học tất cả những đặc điểm pháp lý của các hoạt động thương mại trên. Chưa có công trình được khảo cứu nào phân biệt giữa hoạt động môi giới thương mại điện tử với hoạt động môi giới thương mại truyền thống dựa trên tiêu chí phân biệt là các đặc điểm pháp lý. Có chăng, một số công trình nghiên cứu theo phương diện kinh tế đã đặt ra sự phân biệt nói trên, tuy nhiên nội dung còn tương đối khái quát.

Tham khảo những kết quả nghiên cứu đã đạt được của các tác giả, nghiên cứu sinh sẽ xây dựng khái niệm và bản chất pháp lý của hoạt động môi giới thương mại điện tử trong luận án của mình. Bên cạnh đó, nội dung luận án cũng sẽ tập trung làm rõ sự khác nhau dựa trên các đặc điểm pháp lý giữa hoạt động môi giới thương mại điện tử với môi giới truyền thống.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu lý luận pháp luật về môi giới thương mại điện tử

Những tài liệu mà nghiên cứu sinh đã khảo cứu có nội dung cụ thể về cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về lý luận và cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử

Một số công trình đã cung cấp các thực trạng quy định pháp luật Việt Nam, nước ngoài đối với những dạng hoạt động cụ thể của môi giới thương mại điện tử (nhóm mua, dịch vụ đi chung xe). Một số tài liệu cũng nêu ra thực trạng quản lý thuế, đảm bảo hài hòa lợi ích với các mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống, kiểm soát việc minh bạch thông tin, quản lý giao dịch điện tử, thanh toán quốc tế, chất lượng sản phẩm, lao động việc làm và an sinh xã hội…Nhưng tựu chung lại, vấn đề thực trạng pháp luật điều chỉnh về hoạt động môi giới thương mại chưa được nghiên cứu tổng thể.

Thứ tư, kết quả nghiên cứu giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về môi giới thương mại điện tử

Nhiều công trình đã đưa ra những đề xuất, giải pháp pháp lý đối với hoạt động môi giới thương mại truyền thống, hoạt động thương mại điện tử. Có một số công trình đề xuất giải pháp liên quan tới các hoạt động môi giới thương mại điện tử cụ thể. Chưa có công trình nào đề xuất những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về môi giới thương mại điện tử. Trên cơ sở đã nghiên cứu lý luận về môi giới

thương mại điện tử, đồng thời đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động một cách cụ thể, tác giả sẽ tiếp tục đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)