Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 166 - 167)

Theo khảo sát gần đây nhất, có 41% người tiêu dùng mua hàng của người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử Việt Nam201 và 8,2% website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có gian hàng của người bán nước ngoài202. Và theo dự báo, con số này sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai. Nghị định số 85/2021/NĐ-CP đã quy định về nội dung thương nhân, tổ chức nước ngoài bán hàng hoá trên sàn giao dịch thương mại điện tử Việt Nam tập trung vào: Thứ nhất, trách nhiệm của sàn giao dịch thương mại điện tử liên quan đến tổ chức, cá nhân nước ngoài đó; Thứ hai, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá cùng các thủ tục hải quan; Thứ ba, sự hiện diện thương mại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đó tại Việt Nam. Nội dung quy định đối với người nước ngoài bán hàng thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới cũng đã được nhiều quốc gia đề tập tới. Ví dụ: Tại Trung Quốc, doanh nghiệp nước ngoài bán hàng vào thị trường Trung Quốc thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới phải có đại lý (tư cách thể nhân đăng ký tại Trung Quốc) chịu trách nhiệm pháp lý cùng doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp phải thực hiện một số nghĩa vụ liên qua đến hàng hoá, dịch vụ. Hay như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Chile đã đưa ra ngưỡng tối thiểu tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu thông qua môi giới thương mại điện tử.

Nghị định số 85/2021/NĐ-CP đã bổ sung Điều 67b Nghị định số 52/2013/NĐ- CP về thương nhân, tổ chức nước ngoài bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử Việt Nam. Mặc dù vậy vẫn tồn tại ba hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện: (i) bổ sung quy định quản lý với bên bán hàng (nước ngoài) trên các website dịch vụ đấu giá trực tuyến – cũng là một loại dịch vụ môi giới thương mại điện tử, cũng như các hình thức môi giới thương mại điện tử khác; (ii) bổ sung quy định trên áp dụng cho cả cá nhân nước ngoài bán hàng chứ không chỉ áp dụng với mỗi thương nhân, tổ chức nước ngoài bán hàng như hiện nay; (iii) bổ sung mở rộng phạm vi áp dụng đối với nền tảng môi giới nước ngoài mà bên mua hàng (Việt Nam) tham gia. Như vậy, mới nâng cao hiệu quả và bình đẳng trong quản lý nhà nước với tình trạng hàng hoá lưu thông, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên mua là tổ chức, cá nhân Việt Nam.

3.3.4. Kiến nghị liên quan đến nghĩa vụ đặc trưng của các chủ thể trong môi giới thương mại điện tử thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 166 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)