Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Khoa Quản trị Kinh doanh 1(2013), Bài giảng thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 30 - 31)

1.4. Những công trình có nội dung đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về môi giới thương mại điện tử giới thương mại điện tử

Đã có các tác giả nghiên cứu chuyên sâu và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhất định đối với việc hoàn thiện pháp luật về môi giới thương mại truyền thống và pháp luật về thương mại điện tử. Đây là những kết quả nghiên cứu mang giá trị tham khảo đáng tin cậy đối với nghiên cứu sinh trong việc đưa ra những đề xuất cá nhân nhằm hoàn thiện pháp luật về môi giới thương mại điện tử. Cụ thể:

Trong cuốn sách chuyên khảo “Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam”45, từ trang 164 – 165 của cuốn sách, TS. Nguyễn Thị Vân Anh đã nêu ba kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về môi giới thương mại, đó là:

Thứ nhất, xác định rõ điều kiện chủ thể tham gia quan hệ môi giới thương mại; Thứ hai, cần quy định hình thức hợp đồng môi giới thương mại phù hợp với hình thức của các loại hợp đồng phát sinh trong hoạt động trung gian thương mại khác như hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý thương mại; Thứ ba, cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về chế độ thanh toán thù lao và chi phí trong hoạt động môi giới thương mại. Tác giả đã nêu ra các kiến nghị cụ thể liên quan đến quy định về môi giới thương mại truyền thống. Tuy nhiên, hoạt động môi giới thương mại điện tử được thực hiện trên phương tiện hiện đại với tính xuyên biên giới, luôn được cập nhật những xu hướng mới. Vì thế các kiến nghị đối với quy định pháp luật hoạt động môi giới thương mại điện tử cần được nghiên cứu ở phạm vi chuyên sâu hơn.

Nội dung “Bài giảng thương mại điện tử” của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông46 đã đề xuất các cơ sở pháp lý của thương mại điện tử cần được hoàn thiện đầy đủ, thống nhất, bao gồm: Thứ nhất, thừa nhận tính pháp lý của các văn bản điện tử, chữ ký điện tử và có các thiết chế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực, chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số. Thứ hai, bảo vệ về mặt pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế hóa các tổ chức phát hành thẻ thanh 45 TS. Nguyễn Thị Vân Anh (2009), Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội

46 Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Khoa Quản trị Kinh doanh 1 (2013), Bài giảng thương mại điện tử. tử.

toán). Thứ ba, bảo vệ pháp lý đối với vấn đề sở hữu trí tuệ (bao gồm vấn đề bản quyền tác giả) liên quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử. Thứ tư, bảo vệ bí mật riêng tư một cách thích đáng nhằm ngăn cản các bí mật đời tư bị đưa lên mạng một cách phi pháp. Thứ năm, bảo vệ pháp lý với mạng thông tin, chống tội phạm thâm nhập với các mục đích bất hợp pháp. Thứ sáu, tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại, các sản phẩm bán trên mạng cần phải được tiêu chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế, được kiểm soát bằng hệ thống văn bản pháp quy. Thứ bảy, các quy định về thuế quan và phi thuế quan cũng cần thiết lập trước khả năng “trong tương lai, intenet được tuyên bố là môi trường phi thuế quan khi mà nó được sử dụng để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ”47. Các giải pháp đề xuất được đưa ra là cần thiết đối với hoạt động thương mại điện tử nói chung, trong đó bao gồm hoạt động môi giới thương mại điện tử. Những đề xuất được đúc kết dưới góc độ của chuyên ngành hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử nên tính phù hợp với nhu cầu thực tiễn cao. Tuy nhiên, tất cả các giải pháp mới chỉ là khái quát chung.

Bên cạnh đó, cũng có những nhà nghiên cứu, trong những công trình khoa học mà thực hiện, đã đề xuất nhiều giải pháp trong phạm vi hẹp hơn như: chính sách pháp luật trong mô hình kinh doanh cụ thể, kiến nghị biện pháp quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, pháp luật đầu tư kinh doanh, trách nhiệm dân sự, lao động an sinh…

Trong bài báo “Chính sách – Pháp luật – Phát triển – Nhìn nhận qua mô hình kinh doanh Taxi Uber”48, tác giả Hoàng Ngọc Giao đã kiến nghị những chính sách cụ thể - làm tiền đề hóa cho việc thể chế hóa chính sách cho phép taxi Uber hoạt động tại Việt Nam: i) Chính sách cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, taxi Uber và taxi truyền thống có cơ hội như nhau về điều kiện kinh doanh, tiếp cận thị trường; ii) Chính sách bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho hành khách sử dụng taxi Uber, hành khách dùng taxi Uber được đảm bảo về tính mạng, tài sản; iii) Chính sách về quản lý nhà nước một cách hiệu quả đối với hoạt động của taxi Uber, trách nhiệm/thẩm quyền của cơ quan nhà nước đối với hoạt động của taxi Uber liên quan tới nghĩa vụ thuế, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tác giả đã đề xuất chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)