Giao kết và thực hiện hợp đồng môi giới thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 105 - 109)

145 Tổ chức thứ ba là tổ chức trung gian được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số do Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp với Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ cấp giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo

2.2.2. Giao kết và thực hiện hợp đồng môi giới thương mại điện tử

Căn cứ theo Điều 36 Luật Giao dịch điện tử năm 2005, giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử có thể được hiểu là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử. Cụ thể, khi giao kết các bên bày tỏ ý chí với nhau theo nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong các hoạt động môi giới thương mại điện tử. Bản chất của giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử là sự thỏa thuận, trong đó, các bên thực hiện sự bày tỏ và thống nhất ý chí nhằm hướng tới những lợi ích nhất định. Kết quả của việc giao kết này là một hợp đồng được lưu trữ hoàn toàn ở dạng dữ liệu điện tử. Trong giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu. Về trình tự, việc giao kết hợp đồng nói chung cũng như giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử nói riêng đều bao gồm hai hoạt động “đề nghị giao kết hợp đồng” và “chấp nhận giao kết hợp đồng”.

Sau khi các bên đã giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật yêu cầu thì hợp đồng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Nghĩa là từ thời điểm đó, các bên trong hợp đồng bắt đầu phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định trong hợp đồng và theo pháp luật. Theo nội dung của hợp đồng, các bên lần lượt tiến hành các hành vi mang tính nghĩa vụ đúng với tính chất đối tượng, thời hạn, phương thức và địa điểm mà nội dung của hợp đồng đã xác định. Vì vậy, thực hiện hợp đồng môi giới thương mại điện tử là việc mỗi một 146Luật Giao dịch điện tử - Điều 14 khoản 2.

bên tham gia hợp đồng môi giới thương mại điện tử phải thực hiện các nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận trong hợp đồng nhằm đáp ứng những quyền tương ứng của bên kia.

2.2.2.1. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng môi giới thương mại điện tử Thứ nhất, các bên tham gia có quyền thoả thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng. Một trong các nguyên tắc cơ bản trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử nói chung và hợp đồng môi giới thương mại điện tử nói riêng là quyền tự do thoả thuận sử dụng phương tiện điện tử của các bên tham gia. Theo đó, các bên có thể đàm phán để đi đến thống nhất trong việc lựa chọn phương tiện điện tử phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của mỗi bên.

Thứ hai, việc giao kết và thực hiện hợp đồng môi giới thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại, Nghị định 52/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 08/2018/NĐ-CP, Nghị định số 85/2021/NĐ-CP) và pháp luật về hợp đồng. Luật Giao dịch điện tử và Nghị định 52/2013/NĐ-CP yêu cầu việc giao kết và thực hiện hợp đồng môi giới thương mại điện tử phải bảo đảm các yêu cầu về mặt “hình thức” điện tử của việc giao kết và thực hiện hợp đồng, trong đó quan trọng nhất là yêu cầu về việc khởi tạo, gửi, nhận thông điệp dữ liệu và các biện pháp bảo đảm giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu. Pháp luật về hợp đồng và thương mại yêu cầu các bên giao kết phải tuân thủ các quy định về nguyên tắc, trình tự giao kết, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và các nội dung liên quan đến việc thực hiện hợp đồng.

Thứ ba, khi giao kết và thực hiện hợp đồng môi giới thương mại điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử. Tính toàn vẹn, bảo mật là một trong những vấn đề cần phải quan tâm nhất của hợp đồng thương mại điện tử bởi việc sử dụng yếu tố thông điệp dữ liệu dễ dẫn đến việc thông tin hợp đồng, bí mật kinh doanh bị rò rỉ, phá hoại.Việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, chứng thực sẽ hạn chế được rủi ro, làm cơ sở chứng minh cho quan hệ hợp đồng giữa các bên.

2.2.2.2. Đề nghị giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử

Đối với những hợp đồng môi giới thương mại điện tử theo cách thức thứ hai (đã trình bày trong phần 2.2.1), chủ thể nào được xác định là bên đề nghị giao kết hợp đồng phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Đối với những hợp đồng môi giới thương mại điện tử theo cách thức thứ nhất và cách thức thứ ba (đã trình bày trong phần 2.2.1), chính bên được môi giới thương mại điện tử (bao gồm cả bên mua

được môi giới và bên bán được môi giới) là người đề nghị giao kết hợp đồng với bên môi giới thương mại điện tử bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng internet thông qua thông điệp dữ liệu. Họ tự tạo tài khoản của mình tại nền tảng công nghệ thuộc sở hữu của bên môi giới, theo sự hướng dẫn từ hệ thống. Hệ thống phải cung cấp cho bên được môi giới thông tin về các điều khoản của hợp đồng trước thời điểm bên được môi giới gửi đề nghị giao kết hợp đồng bao gồm: thông tin về dịch vụ, giá cả, điều kiện giao dịch chung, phương thức thanh toán… Quy định này nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch. Sau khi đã khởi tạo một chứng từ điện tử, bên được môi giới nhấn vào nút xác nhận đồng ý đồng nghĩa với việc đã gửi cho bên môi giới thương mại điện tử một đề nghị giao kết. Mặc dù đã gửi đi một đề nghị giao kết nhưng bên được môi giới có thể bổ sung, sửa đổi hoặc hủy đề nghị giao kết bằng chức năng hủy giao dịch của website/ứng dụng trong thời gian bên môi giới thương mại điện tử chưa xác nhận yêu cầu (Điều 14 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP). Sau khi thông điệp dữ liệu đăng ký được gửi đến hệ thống, người đăng ký sẽ nhận được một xác nhận từ hệ thống. Sự xác nhận này tương đương với sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Kể từ đây, thông qua ứng dụng công nghệ của bên môi giới thương mại điện tử, bên được môi giới có thể tìm được đối tác có nhu cầu giao dịch mua bán hàng hóa, tài sản, dịch vụ với mình. Tài khoản cho phép website, ứng dụng truy cập dữ liệu nhận dạng của bên được môi giới thương mại điện tử và theo dõi hoạt động của họ. Bên cạnh đó, tài khoản giúp bên được môi giới thương mại điện tử truy cập dễ dàng để xem thông tin, giao dịch và chỉnh sửa các cài đặt cá nhân.

Về thời điểm gửi đề nghị giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử: Trong hợp đồng môi giới thương mại điện tử, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì thời điểm gửi một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo. Trong trường hợp chứng từ điện tử không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi là thời điểm nhận được chứng từ điện tử (khoản 1 Điều 10 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP). Ví dụ: Bên A gửi một thông điệp dữ liệu đăng ký tài khoản trên nền tảng môi giới thương mại điện tử của bên B cho bên B. Bên B đồng ý với đề nghị đăng ký này và gửi thông điệp dữ liệu lại cho bên A về việc chấp nhận. Thời điểm gửi chứng từ điện tử hay thời điểm đề nghị giao kết là thời điểm thông điệp dữ liệu rời khỏi máy chủ của bên A.

Về thời điểm nhận đề nghị giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử: Theo Khoản 2, Điều 10 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, trong trường hợp các bên không

có thỏa thuận khác, thời điểm nhận một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được. A gửi email cho B về việc giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử thì B được xem như đã nhận đề nghị giao kết khi email của A được gửi đến hộp thư của B.

Về địa điểm gửi và địa điểm nhận đề nghị giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử: Trong hợp đồng môi giới thương mại điện tử, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì địa điểm kinh doanh hoặc nơi thường trú của người khởi tạo được coi là địa điểm gửi chứng từ điện tử và địa điểm kinh doanh hoặc nơi thường trú của người nhận được coi là địa điểm nhận chứng từ điện tử (khoản 3 Điều 10 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP). Trong trường hợp một bên có nhiều địa điểm kinh doanh nhưng không chỉ ra địa điểm kinh doanh nào thì địa điểm kinh doanh là địa điểm có mối quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng liên quan xét tới mọi bối cảnh trước và tại thời điểm giao kết hợp đồng (Điều 11 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP). Cũng trong ví dụ trên, nếu bên A có trụ sở chính tại Hà Nội thì địa điểm gửi chứng từ điện tử đề nghị giao kết hợp đồng là Hà Nội. Tuy nhiên, nếu bên A có nhiều trụ sở tại các tỉnh thành khác nhau mà chứng từ điện tử được gửi đi từ máy chủ ở Đà Nẵng thì địa điểm gửi thông điệp đề nghị giao kết là Đà Nẵng.

2.2.2.3. Chấp nhận đề nghị giao kết và giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử

Theo Điều 393 Bộ Luật Dân sự năm 2015, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. Như vậy nếu bên đề nghị đã gửi chứng từ điện tử đề nghị giao kết hợp đồng, bên nhận mặc dù đã biết nhưng không gửi chứng từ điện tử chấp nhận đề nghị giao kết trong một thời gian hợp lý thì được coi như là đã từ chối.

Luật giao dịch điện tử 2005 và Nghị định số 52/2013/NĐ-CP không quy định cụ thể về việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thương mại điện tử nói chung. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP chỉ có quy định vấn đề chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, thời điểm giao kết hợp đồng đối với hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử (Cụ thể tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 52/2013/MĐ-CP). Bên cạnh đó, chương 2 của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP được đặt tên là “Giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử”. Tuy nhiên chương 2 chỉ có nội dung gồm 2 mục là “Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại” và “Giao kết

hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử”. Như vậy cần thừa nhận rằng đang tồn tại sự bất cân xứng về hình thức khi chương 2 chưa đề cập đến phần hợp đồng dịch vụ thương mại điện tử, trong đó có hợp đồng môi giới thương mại điện tử. Dẫu biết, về nguyên tắc, khi các vấn đề (chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử, địa điểm giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử, thời điểm giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử, hiệu lực của hợp đồng môi giới thương mại điện tử…) không được quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cũng như Nghị định số 52/2013/NĐ-CP thì những quy định từ Điều 385 đến Điều 408 Bộ Luật Dân sự năm 2015 sẽ được áp dụng để giải quyết. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ về: sự cân xứng hình thức trong văn bản pháp luật; tên gọi nội dung chương 2 trong nghị định số 52/2013/NĐ-CP; tính đặc thù của hoạt động thương mại điện tử cần được điều chỉnh riêng và cụ thể, thì có thể nhận thấy, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP đang thiếu mục về giao kết hợp đồng dịch vụ thương mại điện tử, trong đó bao gồm cả phần giao kết hợp đồng môi giới thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)