Các nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện các phương thức thanh toán điện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các phương thức thanh toán điện tử trên website www autoshopee vn của công ty TNHH GPCN media glaza (Trang 35 - 38)

5. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện các phương thức thanh toán điện

nhu cầu thanh toán không sử dụng tiền mặt đang dần được thay thế bởi các phương thức thanh toán trực tuyến. Do đó, doanh nghiệp cần nắm bắt được thị trường để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi mua hàng của khách hàng.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện các phương thức thanh toán điện tử tử

1. Hạ tầng cơ sở thông tin

Trong những năm qua, sự phát triển vượt bậc của ngành công nghẹ thông tin đã tạo ra những ảnh hưởng vô cùng lớn đến nền kinh tế nói chung và các hoạt động dịch vụ tài chính nói riêng. Công nghệ thông tin đang dần dần thay thế việc xử lý bằng giấy tờ tại tất cả các ngân hàng trên thế giới. Việc sử dụng công nghệ thông tin một cách hợp lý đã, đang và sẽ giúp các ngân hàng xử lý thông tin kịp thời, chính xác, giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận và nâng cao chất lượng phục vụ ngân hàng.

Có thể nói sự phát triển của khoa học công nghệ là tiền đề phát triển các dịch vụ ngân hàng chất lượng cao và sự ra đời của các dịch vụ TTĐT là sản phẩm điển hình của sự phát triển công nghệ thông tin và viễn thông. Trong quá trình lịch sử bắt đầu hình thức nối mạng giữa các trung tâm cung cấp dịch vụ thanh toán với các điểm thanh toán bán hàng (EFT POS), truyền hình cáp, dịch vụ ngân hàng tại nhà, Internet Banking, dịch vụ ngân hàng không dây (Mobile Banking), yếu tố khoa học, công nghệ sẽ tiếp tục là một yếu tố cấu thành không thể thiếu trong sự phát triển của công nghệ ngân hàng nói chung và các dịch vụ ngân hàng nói riêng.

2. Sự phát triển của thương mại điện tử

Xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã buộc họ phải luôn tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Việc áp dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh trở thành một yêu cầu tất yếu với tất cả doanh nghiệp vì TMĐT đem lại lợi ích tiềm năng cho họ.

Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin đã làm cho nền kinh tế xích lại gần nhau, không có sự phân cách về mặt địa lý, không gian và

thời gian. Sự phát triển của TMĐT đã tác động đến ngân hàng, đặt cho ngân hàng những thách thức và cơ hội mới.

TMĐT tạo nên hình thức cạnh tranh mới, buộc ngân hàng phải cung cấp những dịch vụ mà khách hàng cần, quyết định quy mô các chi nhánh ngân hàng tring hệ thống và mở rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng.

Sự tham gia của TMĐT cũng làm nảy sinh các vấn đề công nghệ của ngân hàng. Các ngân hàng giải quyết được những thách thức này sẽ quyết định được sự ảnh hưởng của mình đối với thị trường điện tử hóa.

Trước yêu cầu đó, ngân hàng đã cho ra đời nhiều dịch vụ như: Dịch vụ thanh toán qua điện thoại sử dụng mã số cá nhân, hoặc nhận dạng giọng nói, dịch vụ thanh toán qua internet, khách hàng chỉ cần một máy tính cá nhân nối mạng Internet là có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng.

3. Môi trường pháp lý

Trong sự phát triển của bất kỳ khu vực kinh tế hoặc ngành nghề nào, môi trường pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng và mang tính chất quyết định. Đối với khu vực tài chính ngân hàng, môi trường pháp lý càng đóng vai trò quan trọng hơn vì khu vực tài chính ngân hàng luôn được coi là bộ phận cấu thành phát triển nền kinh tế xã hội và cũng là khu vực chịu sự giám sát nghiêm ngặt nhất. Môi trường pháp lý ổn định sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của các loại hình dịch vụ mới này vì nó sẽ đảm bảo các hoạt động của chính mình bằng hệ thống pháp luật của quốc gia mình. Chính vì vậy, môi trường pháp lý của mỗi quốc gia đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn, ổn định hơn để đảm bảo thông suốt các hoạt động của ngân hàng điện tử.

Theo xu hướng chung trên thế giới hiện nay, các quy chế và rào cản pháp lý đều được chỉnh sửa theo hướng đơn giản hóa, nới lỏng hoặc bãi bỏ. Đây là một xu thế có lợi thúc đẩy các ngân hàng tìm tòi và phát triển những loại hình dịch vụ mới trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, việc nới lỏng hay bãi bỏ các rào cản pháp lý trong bối cảnh phát triển của loại hình dịch vụ mới này sẽ nảy sinh những vấn đề pháp lý kèm theo. Ví dụ: Ngân hàng Trung Ương sẽ phải điều chỉnh luật ngân hàng và các quy chế hiện hành như thế nào để phù hợp với tình hình phát triển các loại hình dịch vụ mới? Các ngân hàng thương mại cần áp dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro gì để đảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng sử dụng dịch vụ TTĐT?

Sự ra đời của TMĐT đã làm thay đổi cơ bản môi trường cạnh tranh truyền thống trong khu vực ngân hàng, đồng thời cũng làm thay đổi dần những thói quen sử dụng dịch vụ của người dân: Chuyển từ những giao dịch thanh toán trực tiếp với ngân hàng sang những giao dịch trực tuyến trên mạng nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn nhiều. Tuy nhiên, để sử dụng được những giao dịch trực tuyến như vậy đòi hỏi người dân phải có trình độ về công nghệ thông tin nhất định. Do đó, trình độ dân chí ảnh hưởng rất nhiều đến việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

5. Nguồn nhân lực

Khi phát triển các dịch vụ TTĐT, các ngân hàng co thể giảm đáng kể được nguồn nhân lực do có nhiều công đoạn được tự động hóa và có máy móc hỗ trợ đắc lực. Nhưng cũng chính điều này đòi hỏi mỗi nhân viên ngân hàng phải trang bị cho mình những ký năng ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, có thói quen làm việc bằng phương tiện điện tử, đồng thời các nghiệp vụ ngân hàng càng cần phải nắm chắc hơn vì họ không còn làm việc trực tiếp với khách hàng nữa. Ngoài ra, các ngân hàng còn cần có đội ngũ chuyên gia thông tin đủ mạnh. Con người luôn là yếu tố quyết định sự thành công của bất cứ hoạt động nào, phát triển nhân lực mạnh mẽ sẽ góp phần to lớn vào thành công của ngân hàng điện tử.

6. Môi trường cạnh tranh

Yếu tố cạnh tranh đã thực sự thúc đẩy ngân hàng trong việc tìm ra phương thức tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh. Chỉ có cạnh tranh các ngân hàng mới tự đổi mới mình để khỏi bị tụt hậu so với các ngân hàng khác. Càng cạnh tranh nhiều, các ngân hàng càng phải hoàn thiện mình hơn nữa, đưa ra các dịch vụ tốt hơn, hoàn hảo hơn, nhiều tiện ích hơn để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Khi các ngân hàng được coi là thể chế trung gian tài chính trong hệ thống, một điều không thể phủ nhận được là hiện nay, các ngân hàng thành viên trong hệ thống ngân hàng đều có thể cung cấp các dịch vụ tương tự nhau. Với cùng một số lượng khách hàng, điều làm cho giới lãnh đạo quan tâm nhiều nhất là làm sao phát triển những loại hình dịch vụ mới, những kinh nghiệm phục vụ khách hàng được tốt hơn, qua đó thu hút được nhiều khách hàng và tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Tuy nhiên, sự ra đời của TMĐT đã làm thay đổi cơ bản môi trường cạnh tranh truyền thống trong khu vực ngân hàng. Trong khi trước đây khách hàng có thể dễ dàng so sánh chất lượng dịch vụ của các ngân hàng khi tới giao dịch trực tiếp tại các chi nhánh thì nay, khách hàng khó quyết định sử dụng dịch vụ của ngân hàng nào vì

hầu như ngân hàng nào cũng có thể cung cấp các dịch vụ TTĐT tương tự như nhau. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ TTĐT của từng ngân hàng để tự quyết định xem sẽ sử dụng dịch vụ của ngân hàng nào nhưng điều này cũng không phải dễ dàng vì đây là chiến lược kinh doanh trọng tâm của ngân hàng trong tương lai và họ sẽ tìm mọi cách để giữ khách hàng của mình. Điều đó sẽ làm cho khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn ngân hàng phục vụ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các phương thức thanh toán điện tử trên website www autoshopee vn của công ty TNHH GPCN media glaza (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)