5. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
3.3.5.2. Tăng cường hiệu quả quán lý nhà nước đối với TMĐT, nâng cao
giải quyết tranh chấp trong hoạt động TTĐT
Trong những năm qua, nước ta đã và đang đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của nền kinh tế song quản lý nhà nước đối với lĩnh vực TMĐT lại chưa đem lại hiệu quả, còn nhiều bất cập. Các cơ quan quản lý mà trực tiếp là Cục TMĐT và CNTT, Bộ Công Thương, cần phối hợp chặt chẽ hơn với các bộ, ban, ngành và hiệp hội có liên quan, thống nhất từ trung ương tới địa phương, thay đổi cơ chế làm việc, nâng cao chất lượng quản lý, giúp cho việc hoạch định chính sách của Nhà nước cũng như doanh nghiệp được tốt hơn.
TMĐT mang lại nhiều lợi ích to lớn song nó lại tồn tại rất nhiều khó khăn, rào cản khi triển khai tại Việt Nam. Trong khi đó, đa phần các doanh nghiệp tại Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không hề dễ dàng để tham gia vào ngay vào TMĐT, vì vậy, Nhà nước ần có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo lập cơ sở hạ tầng, phát triển kỹ thuật và công nghệ để doanh nghiệp có những nền tảng cơ bản nhất triển khai TMĐT, phát huy tốt hơn nữa vai trò của hiệp hội TMĐT Việt Nam, tạo điều kiện cho TMĐT Việt Nam phát triển ngày càng vững, mạnh.
Đối với các vấn đề vướng mắc trong hoạt động kinh doanh hay việc phải đối mặt với các tranh chấp thương mại, tranh chấp trong TTĐT, cơ quan quản lý cần nâng cao hơn nữa năng lực giải quyết tranh chấp. Ngày nay, các tranh chấp thương mại liên quan tới mua bán trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là những tranh chấp về tài sản trí tuệ liên quan đến môi trường mạng có độ phức tạp ngày càng cao. Bên cạnh hành lang pháp lý yếu thì năng lực quản lý của cơ quan có thẩm
quyền cũng có nhiều hạn chế. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra là cần thiết phải nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp về TMĐT, TTĐT.
Tăng cường quan hệ, hợp tác quốc tế về TMĐT, CNTT và TTĐT, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có cơ hội giao lưu, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.