Dự báo về hoàn thiện các phương thức thanh toán điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các phương thức thanh toán điện tử trên website www autoshopee vn của công ty TNHH GPCN media glaza (Trang 75 - 78)

5. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

3.1.1. Dự báo về hoàn thiện các phương thức thanh toán điện tử ở Việt Nam

Trong hơn 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù Việt Nam cũng là một trong những nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch thế kỷ – Covid19 thế nhưng dường như những ngành nghề liên quan đến công nghệ lại không chịu quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhiều như những ngành khác. Điển hình như thị trường thanh toán điện tử vẫn luôn “tấp nập” bất chấp dịch bệnh.

Theo báo cáo thị trường thanh toán điện tử Landscape 2020, trong riêng năm 2020, các giao dịch qua Internet, điện thoại di động tăng trưởng đến 238% (số liệu được trích từ báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương).

Trong bài báo cáo còn cho thấy mức độ phát triển mạnh mẽ của những ứng dụng thanh toán điện tử mới và lâu đời với hơn 78 tổ chức, công ty cung ứng dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động (mobile payment).

Trong báo cáo chi tiết của Bộ Công Thương trong những năm trở lại đây, những người tiêu dùng có thói quen mua sắm trong các siêu thị, trung tâm thương mại có xu hướng chuyển đổi từ việc thanh toán truyền thống thành thanh toán điện tử. Ngành thương mại điện tử phát triển, đồng nghĩa với việc kéo theo sự phát triển của thanh toán điện tử vì hàng hóa, sản phẩm được mua trên các sàn điện tử 90% được thanh toán online thông qua thẻ ngân hàng.

Hiện nay, ở Việt Nam, các hình thức thanh toán điện tử được sử dụng phổ biến nhất, bao gồm: Thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán, thanh toán bằng ví điện tử (E- Money) và thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh (Mobile Money). Thực tế, mỗi hình thức đều có những ưu điểm vượt trội riêng và tùy vào nhu cầu, người dùng có thể lựa chọn cho mình một hay nhiều hình thức thanh toán phù hợp để sử dụng.

Tại Việt Nam, thanh toán điện tử là dịch vụ tương đối mới, tuy nhiên có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, xét về cả phía cung và cầu.

Về phía cung, Việt Nam có lượng lớn thuê bao điện thoại, khoảng 129,5 triệu thuê bao (theo TCTK, 2019); trong đó số điện thoại di động băng rộng 3G và 4G là hơn 61,3 triệu thuê bao, mạng điện thoại di động đã được phủ kín hầu hết các địa phương trên toàn quốc. Với 43,7 triệu người dùng smartphones, chiếm tỷ lệ gần 45% dân số (2019), Việt Nam đang ở mức trung bình khu vực, cao hơn so với Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Thái Lan (Hình 2)

Hình 3.2: Tình hình sử dụng Internet tại một số quốc gia (tháng 6/2019)

Về phía cầu, còn rất nhiều cơ hội để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Hiện nay, mới có khoảng 63% người lớn (trên 15 tuổi) có tài khoản ngân hàng (theo Ngân hàng Nhà nước, tháng 11/2019), thấp hơn so với Trung Quốc (80%) và châu Á - Thái Bình Dương (70%) (theo Ngân hàng Thế giới). Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam năm 2019 là 11,33% (giảm 0,45% so 2018), phải phấn đấu quyết liệt mới có thể đạt mục tiêu khoảng 10% cuối năm 2020 theo định hướng Chính phủ. Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông/GDP của Việt Nam năm 2019 là 20,2%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực (theo Financial Inclusion). Vì vậy, Việt Nam còn dư địa và có khả năng phát triển thanh toán điện tử trong tương lai gần, đó cũng là một trong những mục tiêu trọng tâm của Chính phủ trong Chiến lược phát triển tài chính toàn diện đã được ban hành tháng 1/2020.

Có thể nói, thanh toán điện tử là hình thức thanh toán khá tiện lợi và thuận tiện, người tiêu dùng/ mua sắm chỉ cần cung cấp chính xác thông tin tài khoản thanh toán ngân hàng, đia chỉ giao hàng và sản phẩm cần mua là đã có thể mua hàng một cách nhanh gọn lẹ, không làm mất quá nhiều thời gian của người mua hàng như cách truyền thống. Khó mà có thể phủ nhận 1 phần công lao làm kích thích tiêu dùng của người mua sắm nhờ thanh toán điện tử.

Xu hướng hợp tác giữa ngân hàng và ví điện tử phát triển mạnh. Khác với những năm trước hiện nay mối quan hệ giữa ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử là mối quan hệ cộng sinh và có lợi cho nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng. Ví điện tử đang và sẽ là giải pháp thuận tiện nhất bởi tính năng bảo mật cao, dễ sử dụng và rất linh hoạt so với các loại thẻ truyền thống. Mặt khác, vì không kén chọn đối tượng khách hàng như thẻ tín dụng hay thẻ ATM nên khả năng phát triển của ví điện tử sẽ thật dễ dàng và nhanh chóng. Các công ty cung cấp dịch vụ này đang ra sức liên kết với các ngân hàng và các đơn vị kinh doanh TMĐT để xây dựng mạng lưới rộng khắp, mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng.

Tích hợp cổng thanh toán ngày càng được quan tâm. Hiện nay nhiều doanh nghiệp và khách hàng lựa chọn cổng thanh toán làm phương tiện thanh toán chính bởi cổng thanh toán giữ vai trò trung gian đảm bảo giao dịch thành công và an toàn giữa người mua và người bán hàng trên mạng. Hơn nữa, thông qua hình thức thanh toán này, các giao dịch trên mạng cũng trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều. Hiện nay, có rất nhiêu cổng thanh toán để người kinh doanh qua mạng lựa chọn như Baokim.vn, Vnpay, Soha... Theo các chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT, việc tích hợp cổng thanh toán điện tử trung gian là một cách làm thông minh vừa

bảo vệ người tiêu dùng, vừa chứng tỏ uy tín của công ty ứng dụng là hợp pháp không phải công ty ảo.

Những điều này tạo ra một yêu cầu thiết yếu phải có hệ thống thanh toán điện tử trong các doanh nghiệp TMĐT.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các phương thức thanh toán điện tử trên website www autoshopee vn của công ty TNHH GPCN media glaza (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)