5. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
2.3.1. Các nhân tố bên ngoài
a) Hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông
Hạ tầng công nghệ có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của TTĐT, đổi với TTĐT thì Internet và viễn thông được coi như huyết mạch giao thông của một quốc gia. Việc phát triển công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng giúp cho TTĐT phát triển thể hiện trong việc giúp khách hàng nạp tiền, rút tiền một cách thuận tiện nhất và đảm bảo an toàn nhất. Quá trình quản lý các giao dịch cũng trở nên dễ dàng hơn.
Hiện nay, tại Việt Nam, có khoảng 60 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai các dịch vụ thanh toán qua Internet và gần 40 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.
Sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty Fintech cũng đã giúp tạo ra một môi trường năng động, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao với nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Ngày càng có nhiều người dùng dịch vụ, tin tưởng hơn với việc sử dụng các hình thức thanh toán không điện tử. Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán điện tử, thanh toán thẻ tiếp tục được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả
Để đảm bảo có một hệ thống thanh toán điện tử an toàn và hiệu quả, doanh nghiện cần có sự đầu tư lớn mạnh về hạ tầng công nghệ thông tin. Có thể nói sự phát triển của hạ tầng thông tin là tiền đề phát triển các hệ thống thanh toán điện tử cũng như thương mại điện tử. Hiện tại, có rất nhiều các phương thức thanh toán đa dạng khác nhau, đòi hỏi các doanh nghiện cần phải nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tốt nhất về hạ tầng cơ sở công nghệ viễn thông, để hoàn thiện được các phương thức thanh toán điện tử đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
b) Hành lang pháp lý
Xu hướng phát triển cùng với những lợi ích mang lại của thanh toán điện tử đòi hỏi có một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ để thể chế hoá chủ trương được Chính phủ đặt ra. Một văn bản pháp lý đủ sức mạnh sẽ tạo nền tảng thúc đẩy dịch vụ thanh toán, vừa kiểm soát chặt chẽ các đơn vị cung cấp dịch vụ, ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh; vừa phòng ngừa tính rủi ro của một phương thức mới trong mọi hoạt động thanh toán
Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán nói chung và TTĐT nói riêng tiếp tục được hoàn thiện, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và ban hành mới để hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động thoanh toán, giúp cho việc quản lý, vận hành, giám sát hoạt động thanh toán đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.
Các văn bản thuộc hệ thống Luật Giao dịch điện tử bao gồm:
Luật Giao dịch điện tử (ban hành ngày 29/11/2005). Luật Công nghệ thông tin (29/06/2006).
Luật Viễn thông (23/11/2009)
Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
Hình 2.7: Bảng hệ thống các văn bản liên quan đến Luật Giao dịch điện tử
LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử.
- Thông tư số 98/2008/TT- BCT về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website.
- Thông tư số 46/2010/TT-BCT về quản lý hoạt động website bán hàng, cung cấp dịch vụ.
về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.
- Thông tư số 180/2010/TT-BCT về hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP
quy định chi tiết về Chữ ký số và Chứng thực điện tử.
- Thông tư số 37/2009/TT-BTTT về công nhận, cấp phép các tổ chức cung cấp Chữ ký số và chứng thực điện tử.
(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2018)
Môi trường chính trị - pháp luật ảnh hưởng rất lớn tới TMĐT cũng như các phương thức TTĐT. Trung xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia đang không ngừng dầu tư, tạo điều kiện và xây dựng hành lang pháp lý phục vụ cho các hoạt động TMĐT diễn ra thuận lợi. Tại Việt Nam, chính phủ cũng rất quan tâm tới việc hoàn thiện khung pháp lý quy định về các hoạt động TMĐT với nền tảng chính là những văn bản quy phạm pháp luật thuộc hệ thống Luật giao dịch điện tử (2005) và Luật công nghệ thông tin (2006). Về chính sách TTĐT cũng nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng thể hiện qua Nghị Định 92 về TT không dùng tiền mặt, các nghị định về chữ ký só và dịch vụ chữ ký số, Internet... Thành lập hai tổ chức là Trung tâm Chức Thực Số Quốc Gia và Trung tâm ¤ng Cứu Khẩn Cấp Máy Tính Việt Nam để khắc phục sự cố.
Hình 2.8: Bảng các văn bản pháp lý liên quan đến TTĐT
Tên văn bản Ngày ban hành
Quy định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kệ hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 - 2010
15/09/2005
Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt nam đến năm 2010 và định hướng đên năm 2020
24/05/2006
Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020
29/12/2006
Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
trong hoạt động ngân hàng
Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh
03/07/2007
Văn bản hợp nhất 10/VBHN-NHNN 2019 Nghị định về thanh toán không dung tiền mặt
22/02/2019
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
Đây là những văn bản pháp luật quy định hành lang pháp lý cho các giao dịch trực tuyến trong hoạt động TMĐT đã góp phần thức đẩy TTĐT phát triển. Tuy nhiên việc áp dụng vào thực tế chưa đạt được hiệu quả như mong đợi cho nhiều văn bản chưa thực sự đi vào cuộc sống, cơ chế giám sát và chế tài chưa đủ mạnh, thiết cơ chế giải quyết tranh chấp.
c) Hệ thống bảo mật trong Thương mại điện tử
Tình trạng bảo mật cho các website nói chung và các website thương mại điện tử Việt Nam nói riêng hiện nay là đáng báo động. Nếu không kịp thời khắc phục thì sẽ là hiểm họa khôn lường cho ngành công nghệ còn non trẻ của đất nước. Tình trang ăn cắp và sử dụng thẻ tín dụng giả đề mua hàng trên các website TMĐT, tình trạng phát tán vi-rút ăn cắp mật mã liên tục xảy ra với cường độ ngày một nhiều, một số vụ tấn công của các Hacker Việt và một vài website TMĐT trong thời gian gần đây, một số website của các tổ chức bị các hacker nước ngoài xâm nhập... là những ví dụ điển hình cho tình trạng mất kiếm
d) Sự phát triển của các công cụ thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử ở Việt Nam đang thực sự bùng nổ với sự ra đời và phát triển của một loạt công cụ và dịch vụ thanh toán hỗ trợ cho TMĐT. Dưới đây là danh sách một số công ty cung cấp dịch vụ TTĐT nổi bật trong thời điểm hiện tại
Hình 2.9: Danh sách các công ty cũng cấp dịch vụ TTĐT
ST T
Tên công ty Dịch vụ cung cấp
1 Công ty CP Thương mại và Dịch vụ thanh toán Onepay
Giải pháp TTĐT, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng
2 Công ty CP dịch vụ thẻ Napas Cổng TTĐT Napas, thẻ trả trước, chuyển mạch ATM và POS 3 Công ty CP mạng thanh toán Vina Payment
Thanh toán ePos, Pos, mPay Cổng thanh toán điện tử Net Cash Thẻ trả trước
4 Công ty VASC Payment TTĐT cho các chủ tài khoản tại ngâ hàng ngoại thương và kỹ thương
5 Công ty CPDV TMĐT Vietpay Dịch vụ TTĐT Vgold 6 Công ty CP phát triển CN Payviet Ví điện tử
7 Công ty Cổ phần dịch vụ Di Động Trực Tuyến
Ví điện tử MOMO
8 Công ty Cổ phần Phát triển Thể thao Điện tử Việt Nam (Vietnam Esports)
Airpay
9 Công ty CP Vật Giá Việt Nam Ví điện tử Bảo Kim 10 Công ty CP Giải pháp phần mềm Hòa
Bình
Cổng thanh toán Ngân Lượng
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Internet)