Những công trình có nội dung đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 25 - 29)

mại, vừa mang đặc điểm của hoạt động thương mại điện tử - chưa được nghiên cứu và tổng hợp Đó là nội dung mà nghiên cứu sinh sẽ cần thực hiện ở luận án trên sự tham khảo các tài liệu

1 3 Những công trình có nội dung đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt độngmôi giới thương mại điện tử môi giới thương mại điện tử

Các công trình nghiên cứu đã tìm hiểu, đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử từ những góc độ tiếp cận khác nhau như quản lý chính sách, quản lý thuế, pháp luật về đầu tư và điều kiện kinh doanh, trách nhiệm dân sự, thương mại điện tử Việc đánh giá thực trạng pháp luật trong các công trình nghiên cứu ở cả phạm vi trong nước và nước ngoài

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử ở Việt Nam

Vụ Kinh tế Tổng hợp – Ban Kinh tế Trung ương đã đăng trên trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương bài nghiên cứu “Một số vấn đề về kinh tế chia sẻ” Theo bài viết, “kinh tế chia sẻ” – “shareing economy” là một mô hình thị trường kết hợp giữa sở hữu và chia sẻ, trong đó đề cập đến vai trò ngang hàng (peer – to – peer) dựa trên sự chia sẻ quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ nhằm gia tăng lợi ích cho các bên tham gia Bài viết liệt kê ba yếu tố chính cho phép chia sẻ quyền sử dụng các hàng hóa và dịch vụ mới cũng như các ngành mới: i) hành vi của khách hàng đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được thay đổi từ tính chất sở hữu đến chia sẻ; ii) liên kết mạng lưới người tiêu dùng qua các mạng xã hội trực tuyến và thị trường điện tử dễ dàng hơn; iii) ứng dụng công nghệ thông tin qua các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử làm cho việc sử dụng, chia sẻ các hàng hóa và dịch vụ trở nên thuận tiện hơn Một số các ứng dụng kinh doanh dựa trên mô hình kinh tế chia sẻ có thể kể đến như: Uber, Grab (ứng dụng cung cấp dịch vụ đi chung), Airbnb hay Roomorama (cung cấp dịch vụ thuê nhà chung), Triip me (bất kỳ ai cũng có thể tạo ra một gói sản phẩm du lịch, đưa lên và bán cho khách du lịch trên web hoặc ứng dụng điện thoại), Travelmob (cho thuê nhà hay phòng ở trong thời gian ngắn

hạn)…Bài viết nêu lên xu hướng phát triển của mô hình “kinh tế chia sẻ”, đồng thời gợi mở ra vấn đề pháp lý cần giải quyết đối với các doanh nghiệp tạo ra website, ứng dụng cho những người có nhu cầu chia sẻ gặp nhau Đặc biệt, khi việc kết nối, môi giới liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sự phức tạp trong tranh luận về tính pháp lý của hoạt động càng được bộc lộ rõ Bài viết đã đề cập đến thực

trạng những thách thức mà mô hình kinh thế chia sẻ đang đặt ra đối với các nhà quản lý chính sách như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đảm bảo hài hòa lợi ích đối với các mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống; kiểm soát việc minh bạch về thông tin; quản lý giao dịch điện tử, thanh toán quốc tế về thương mại bằng thẻ; quản lý chất lượng dịch vụ, sản phẩm; chống thất thoát thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân); lao động, việc làm và an sinh xã hội Bên cạnh đó, các ví dụ cụ thể là những dẫn chứng thuyết phục đối với thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Airbnb…Sự thuận lợi cũng như khó khăn khi mô hình kinh tế chia sẻ triển khai trên thực tế, hoạt động môi giới thương mại điện tử cũng sẽ phải đối mặt Tuy nhiên, bài viết trên được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế và đặt trong phạm vi hẹp hơn so với phạm vi nghiên cứu của luận án

Trong báo cáo toạ đàm “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới”29, bà Nguyễn Thị Cúc đã nêu chính sách thuế hiện hành về kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới ở Việt Nam Các quy định về nghĩa vụ thuế được hướng dẫn chung cho tất cả các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài có phát sinh nghĩa vụ thuế mà chưa có văn bản hướng dẫn đặc thù trong quản lý, kê khai, thu nộp, quản lý thuế riêng cho hoạt động kinh doanh thương mại điện tử: trò chơi điện tử trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, sàn giao dịch thương mại điện tử Trong thực tế hiện nay việc thu thuế còn gặp khó khăn, cách hiểu còn khác nhau Báo cáo cũng liệt kê các văn bản của Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính hướng dẫn thu thuế hoạt động Uber Báo cáo đã trình bày một trong những vấn đề quan trọng và được quan tâm nhất liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới – quản lý thuế Thực trạng được nêu có tính thời sự và làm rõ hơn cơ sở pháp lý và khó khăn trong hoạt động thu thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trong Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2014, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công thương (Nay là Cục thương mại điện tử và Kinh tế số) đã chỉ ra ba loại hình hoạt động của các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là: sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến, website

Bà Nguyễn Thị Cúc, Nguyên Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thuế, Chủ tịch Hội tư vấn thuế (2016), Quản

lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, Tọa đàm thảo luận chính sách về quản lý hoạt

động kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 26/10/2016

đấu giá trực tuyến 30 Việc phân loại này cũng phù hợp với việc phân loại về các hoạt động thương mại điện tử trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành Nội dung bản báo cáo đã chỉ rõ các hình thức ứng dụng của thương mại điện tử gồm giao dịch qua sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội, thiết lập website của doanh nghiệp, sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động 31 Qua đây, có thể thấy việc phân loại hoạt động thương mại điện tử nói chung và hoạt động môi giới thương mại điện tử nói riêng rất đa dạng Phụ thuộc vào những tiêu chí khác nhau sẽ có sự phân loại tương ứng Các tài liệu được khảo cứu đang chỉ thực hiện việc phân loại hoạt động thương mại điện tử nói chung Hầu như chưa có tài liệu nào đề cập đến việc phân loại hoạt động môi giới thương mại điện tử

Tại “Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2015”, trong nội dung về tình hình kinh doanh trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Nay là Cục thương mại điện tử và Kinh tế số) – Bộ Công thương chỉ ra nguồn thu chính của các website này gồm: “54% chủ website cung cấp dịch vụ TMĐT tham gia khảo sát cho biết nguồn thu chính của website là từ hoạt động quảng cáo, 23% website thu phí dựa trên giá trị đơn hàng Khoảng 12% - 18% website có các nguồn thu như phí thẻ thành viên, hoạt động trực tiếp từ bán hàng hóa, dịch vụ và từ nguồn thu khác” Từ những số liệu đã được tổng hợp đã cho thấy nội dung hoạt động của chủ thể môi giới điện tử Thực tế, các bên môi giới không chỉ đơn thuần tiến hành kết nối người mua bán hàng hóa, cung cứng dịch vụ mới nhau mà học còn tiến hành hoạt động quảng cáo, thu phí thẻ thành viên, cung cấp các dịch vụ khác…Đây sẽ là một trong những gợi ý cho luận án khai thác điểm khác biệt đặc trưng của hoạt động môi giới thương mại điện tử với môi giới truyền thống Theo báo cáo, chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bên cạnh việc tuân thủ các quy định trực tiếp về thương mại điện tử, còn phải thực hiện các quy định pháp luật liên quan khác như đầu tư kinh doanh, thương mại, dân sự, quảng cáo Báo cáo đã tổng hợp khung pháp lý cơ bản cho hoạt động thương mại điện tử gồm bốn mục cơ bản: Luật, nghị định hướng dẫn Luật, xử lý vi phạm, thông tư hướng dẫn thi hành một số nội dung của các Nghị định Trong đó những Luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử là Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử,

Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (2014), Báo cáo Thương mại điện tử Việt

Nam 2014, trang 51-56

31

Nam 2015, trang 41 – 43

Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông, Luật Quảng cáo, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp Bên cạnh đó hai thông tư mới cập nhật là: i) Thông tư số 47/2014/TT- BCT ngày 5/12/2014 quy định về quản lý website thương mại điện tử (thay thế Thông tư số 12/2013TT-BCT quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử); ii)Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày

31/12/2015 Quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động 32 Báo cáo đã cung cấp khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử tương đối đầy đủ và chi tiết

Thứ hai, những công trình nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử ở Việt Nam và ở một số quốc gia khác

Cũng tại toạ đàm “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới”, TS Võ Trí Hảo đã có bài báo cáo “Bản chất pháp lý của mô hình kinh doanh Uber”, cung cấp các quy định pháp luật của một số quốc gia đối với dịch vụ kết nối vận tải hay dịch vụ đặt xe như Uber và các hoạt động tương tự (1)Theo đó, Luật quản lý các dịch vụ đi chung xe được xây dựng bởi Ủy ban Các Dịch vụ Tiện ích Công cộng bang California 33 đã đưa ra 28 các quy định mà các công ty mạng vận tải cần tuân thủ để hoạt động hợp pháp gồm các quy định an toàn (12 quy định), các quy định pháp lý (16 quy định) Thủ đô Washington 34, tiểu bang Illinois35, thành phố New Orleans (tiểu bang Louisana)36, bang Virginia37, thành phố Seattle (tiểu bang Washington)38… cũng đã có các quy định tương tự để đưa hình thức “đi chung xe” của Uber vào khuôn khổ pháp luật Các điểm chung nổi bật của các quy định: i) quy định nghiêm ngặt về kiểm tra lý lịch lái xe; ii) Chính sách không khoan nhượng với lái xe sử dụng đồ uống có cồn và ma túy khi lái xe; iii) Cấm các xe sử dụng dịch vụ kết nối vận tải đón khách vẫy trên đường; iv) Mức bảo hiểm rất cao cho mỗi

Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (2015), Báo cáo Thương mại điện tử Việt

Nam 2015, trang 11-17

33

Trích xuất tại đường dẫn https://www forbes com/sites/tomiogeron/2013/09/19/california-becomes-first-state- to-regulate-ridesharing-services-lyft-sidecar-uberx/?sh=128c86851804 (ngày 24/10/2016)

34

CommitteeReport1 pdf truy cập ngày 12/11/2017 35 36 12/11/2017 37 truy cập ngày 12/11/2017 38 truy cập ngày 12/11/2017

Forbes, Geron T., “California becomes first state to regulate ridesharing services Lyft, SideCar, UberX”.

http://lims.dccouncil.us/_layouts/15/uploader/Download.aspx?legislationid=31519&filename=B20-0753- http://www.ilga.gov/legislation/publicacts/fulltext.asp?Name=098-1173 truy cập ngày 12/11/2017. http://www.nola.com/politics/index.ssf/2015/04/new_orleans_welcomes_uber_lyft.html truy cập ngày http://www.washingtonpost.com/news/dr-gridlock/wp/2015/02/18/uber-and-lyft-are-now-legal-in-vigirnia

chuyến xe (tối thiểu 1 triệu đô la Mỹ cho mỗi chuyến xe được lái xe chấp thuận); v) Khuyến khích mở rộng, phát triển các dịch vụ cho người tàn tật (2) Tại quyết định 2015-011, Cục Vận tải Truyền thông của Philippines (DOTC) đã công nhận hoạt động của các doanh nghiệp kết nối vận tải và dịch vụ kết nối vận tải (Transportation Network Vehicle Service - TNVS) DOTC đã mượn chính xác định nghĩa các doanh nghiệp kết nối vận tải của Ủy ban Các Dịch vụ Tiện ích Công cộng bang California, Hoa Kỳ và đưa ra một số quy định cho các doanh nghiệp này39 (3) Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc ban hành văn bản hợp pháp hóa các dịch vụ gọi xe (Uber, Didi Chuxing), các quy định được bắt đầu thi hành từ ngày 1/11/2016 40 (4) Ngày 30/9/2015, Bộ Cải cách Vận tải của Chính phủ thủ đô Canberra của Úc (ACT) đã công bố các cải cách đối với ngành dịch vụ taxi và dịch vụ vận tải theo yêu cầu Theo đó, Uber và các công ty kinh doanh dịch vụ đi chung khác, sẽ được hoạt động hợp pháp tại Canberra kể từ ngày 30/10/2015 Các yêu cầu đối với dịch vụ đi chung xe gồm: dịch vụ đặt xe, tài xế, chủ xe/người điều hành vận tải, phương tiện 41

Ngày 16/4/2021, Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo “Mô hình kinh tế chia sẻ: Những vấn đề pháp lý đặt ra” Tại đây, có rất nhiều báo cáo khoa học cũng như tham luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu: (1) “Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật đầu tư và đăng ký kinh doanh đối với mô hình kinh tế chia sẻ - Đề xuất hoàn thiện pháp luật”42; (2) “Trách nhiệm dân sự của nền tảng trực tuyến theo Luật mẫu của Viện Luật Châu Âu – Kinh nghiệm cho Việt Nam”43; (3) Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật điều chỉnh mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực thương mại điện tử, đề xuất hoàn thiện pháp luật44 Nhìn

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w