Phùng Trung Tập, “Tiền ảo và những khía cạnh của tiền ảo”, Tạp chí Viện Kiểm sát nhân dân tối cao số 15/2018, tr

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 116 - 117)

đánh giá hành vi tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật của các chủ thể mang tính tương đối và có những khó khăn nhất định Một số giải pháp đã được triển khai nhằm tháo gỡ tồn tại này, ví dụ như quy định tại Luật An ninh mạng (Điều 26 khoản 3) về việc bắt buộc doanh nghiệp nước ngoài đặt văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam Luật An ninh mạng quy định các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lí dữ liệu về thông tin người dùng ở Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu và phải đặt văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam (Điều 26 khoản 3) Các doanh nghiệp nước ngoài khi hoạt động cung cấp dịch vụ môi giới thương mại điện tử trên thị trường Việt Nam đặt văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam đồng nghĩa với việc đã đăng kí thành lập, hoạt động và tuân thủ theo pháp luật Việt Nam Bên cạnh đó khoản 24 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP cũng bổ sung quy định tương tự với thương nhân, tổ chức nước ngoài Quy định này không xung đột với các văn bản pháp luật khác của Việt Nam, song khi đưa vào áp dụng trên thực tế còn nhiều bất cập, ví dụ như có thể làm giảm sự đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, hoặc các doanh nghiệp nhỏ lẻ trong nước sẽ dần bị các doanh nghiệp nước ngoài mua lại từ đó ảnh hưởng đến tính khả thi trong hiệu quả điều chỉnh pháp luật Ngoài ra, giải pháp khác cũng đã được sử dụng là Việt Nam tham gia là thành viên các cam kết quốc tế có liên quan tới thương mại điện tử như CPTPP, EVFTA, VKFTA…trong đó có quy định về cơ sở pháp lý trong nước về giao dịch điện tử CPTPP (Điều NN 5) và VKFTA (Điều 10 4) đều thống nhất yêu cầu các bên xây dựng cơ sở pháp lý phù hợp với Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL Tuy nhiên CPTPP có quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các bên tại khoản 2 Điều NN 5: Mỗi bên sẽ phải nỗ lực (a) Tránh tạo ra bất kỳ gánh nặng nào về quy định không cần thiết đối với các giao dịch điện tử; và (b) tạo thuận lợi cho việc góp ý kiến của các pháp nhân có liên quan đối với việc xây dựng khung pháp lý về giao dịch điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w