1 4 Những công trình có nội dung đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về môigiới thương mại điện tử giới thương mại điện tử
Đã có các tác giả nghiên cứu chuyên sâu và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhất định đối với việc hoàn thiện pháp luật về môi giới thương mại truyền thống và pháp luật về thương mại điện tử Đây là những kết quả nghiên cứu mang giá trị tham khảo đáng tin cậy đối với nghiên cứu sinh trong việc đưa ra những đề xuất cá nhân nhằm hoàn thiện pháp luật về môi giới thương mại điện tử Cụ thể:
Trong cuốn sách chuyên khảo “Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam”45, từ trang 164 – 165 của cuốn sách, TS Nguyễn Thị Vân Anh đã nêu ba kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về môi giới thương mại, đó là:
Thứ nhất, xác định rõ điều kiện chủ thể tham gia quan hệ môi giới thương mại; Thứ hai, cần quy định hình thức hợp đồng môi giới thương mại phù hợp với hình thức của các loại hợp đồng phát sinh trong hoạt động trung gian thương mại khác như hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý thương mại; Thứ ba, cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về chế độ thanh toán thù lao và chi phí trong hoạt động môi giới thương mại Tác giả đã nêu ra các kiến nghị cụ thể liên quan đến quy định về môi giới thương mại truyền thống Tuy nhiên, hoạt động môi giới thương mại điện tử được thực hiện trên phương tiện hiện đại với tính xuyên biên giới, luôn được cập nhật những xu hướng mới Vì thế các kiến nghị đối với quy định pháp luật hoạt động môi giới thương mại điện tử cần được nghiên cứu ở phạm vi chuyên sâu hơn
Nội dung “Bài giảng thương mại điện tử” của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông46 đã đề xuất các cơ sở pháp lý của thương mại điện tử cần được hoàn thiện đầy đủ, thống nhất, bao gồm: Thứ nhất, thừa nhận tính pháp lý của các văn bản điện tử, chữ ký điện tử và có các thiết chế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực, chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số Thứ hai, bảo vệ về mặt pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế hóa các tổ chức phát hành thẻ thanh
TS Nguyễn Thị Vân Anh (2009), Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội
46
tử
toán) Thứ ba, bảo vệ pháp lý đối với vấn đề sở hữu trí tuệ (bao gồm vấn đề bản quyền tác giả) liên quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử Thứ tư, bảo vệ bí mật riêng tư một cách thích đáng nhằm ngăn cản các bí mật đời tư bị đưa lên mạng một cách phi pháp Thứ năm, bảo vệ pháp lý với mạng thông tin, chống tội phạm thâm nhập với các mục đích bất hợp pháp Thứ sáu, tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại, các sản phẩm bán trên mạng cần phải được tiêu chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế, được kiểm soát bằng hệ thống văn bản pháp quy Thứ bảy, các quy định về thuế quan và phi thuế quan cũng cần thiết lập trước khả năng “trong tương lai, intenet được tuyên bố là môi trường phi thuế quan khi mà nó được sử dụng để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ”47 Các giải pháp đề xuất được đưa ra là cần thiết đối với hoạt động thương mại điện tử nói chung, trong đó bao gồm hoạt động môi giới thương mại điện tử Những đề xuất được đúc kết dưới góc độ của chuyên ngành hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử nên tính phù hợp với nhu cầu thực tiễn cao Tuy nhiên, tất cả các giải pháp mới chỉ là khái quát chung
Bên cạnh đó, cũng có những nhà nghiên cứu, trong những công trình khoa học mà thực hiện, đã đề xuất nhiều giải pháp trong phạm vi hẹp hơn như: chính sách pháp luật trong mô hình kinh doanh cụ thể, kiến nghị biện pháp quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, pháp luật đầu tư kinh doanh, trách nhiệm dân sự, lao động an sinh…
Trong bài báo “Chính sách – Pháp luật – Phát triển – Nhìn nhận qua mô hình kinh doanh Taxi Uber”48, tác giả Hoàng Ngọc Giao đã kiến nghị những chính sách cụ thể - làm tiền đề hóa cho việc thể chế hóa chính sách cho phép taxi Uber hoạt động tại Việt Nam: i) Chính sách cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, taxi Uber và taxi truyền thống có cơ hội như nhau về điều kiện kinh doanh, tiếp cận thị trường; ii) Chính sách bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho hành khách sử dụng taxi Uber, hành khách dùng taxi Uber được đảm bảo về tính mạng, tài sản; iii) Chính sách về quản lý nhà nước một cách hiệu quả đối với hoạt động của taxi Uber, trách
nhiệm/thẩm quyền của cơ quan nhà nước đối với hoạt động của taxi Uber liên quan tới nghĩa vụ thuế, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo Tác giả đã đề xuất chính
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Khoa Quản trị Kinh doanh 1 (2013), Bài giảng thương mại điện
tử , trang 91- 92
48
Uber”, Nghiên cứu lập pháp, số 03+04 (283+284) T2/2015
sách vĩ mô đối với một hoạt động đang gây tranh cãi hiện nay – hoạt động của Uber Đó là những chính sách cơ bản cần được tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn
Trong báo cáo tại tọa đàm thảo luận chính sách về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, bà Nguyễn Thị Cúc49 kiến nghị hai nhóm giải pháp: (1) Giải pháp để khắc phục thực trạng doanh nghiệp không nộp thuế, tác giả đề xuất trong quá trình thanh tra, phải có sự hỗ trợ vào cuộc của các tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý chức năng liên quan mới có thể xác định luồng tiền thanh toán; truy tìm dấu vết giao dịch, kết xuất dữ liệu lịch sử giao dịch…làm cơ sở truy thu thuế đối với các doanh thu không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ trong giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ trên hệ thống máy tính, chủ của doanh nghiệp Thậm chí phải có hỗ trợ của doanh chuyên gia công nghệ thông tin để phục hồi dữ liệu trong trường hợp người kinh doanh cố tình xóa thông tin liên quan đến kinh doanh; (2) Vấn đề kiểm soát doanh thu xuyên biên giới để đảm bảo thu được đủ thuế, tác giả nhận định với hình thức thanh toán qua ngân hàng, nguyên tắc là các ngân hàng đều nắm được thông tin, nhưng để tổng hợp xác định là không dễ vì các món tiền thanh toán rất nhỏ lẻ…nên phương án thu thuế qua ngân hàng là khó thực hiện, chỉ thực hiện phối hợp thanh tra kiểm tra thuế để xác định doanh thu khi có dấu hiệu trốn thuế là có tính khả thi cao Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, cơ quan thuế sẽ phải xác định doanh thu quy đổi để tính thuế cho cả phía Uber Hà Lan và đối tác vận tải Việt Nam thông qua số tiền chuyển 20% trả cho Uber qua tài khoản để quy đổi 100% phát sinh Những giải pháp được đưa ra xuất phát từ người làm chuyên môn nên có tính thực tế và khả thi cao
Tại Hội thảo khoa học “Mô hình kinh tế chia sẻ, một số vấn đề pháp lý đặt ra” do Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp tổ chức, một số giải pháp, đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật đã được các nhà khoa học đưa ra Cụ thể: ThS Hoàng Văn Cương – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương50 đã đề xuất ba giải pháp chính về quản lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư và đăng ký kinh doanh, những giải pháp
Bà Nguyễn Thị Cúc, Nguyên Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thuế, Chủ tịch Hội tư vấn thuế (2016), Quản
lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, Tọa đàm thảo luận chính sách về quản lý hoạt
động kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 26/10/2016
50
thực tiễn thực thi pháp luật đầu tư và đăng ký kinh doanh đối với mô hình kinh tế chia sẻ - Đề xuất hoàn thiện pháp luật, Hội thảo khoa học “Mô hình kinh tế chia sẻ, những vấn đề pháp lý đặt ra” do Bộ Tư pháp tổ chức
ngày 16/4/2021
nhằm hạn chế những tác động bất lợi của mô hình kinh tế chia sẻ tới phát triển thị trường và cạnh tranh trong nền kinh tế Hay như TS Đỗ Giang Nam – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội51 đã gợi mở hai nhóm kinh nghiệm chính cho pháp luật Việt Nam là xây dựng quy tắc trách nhiệm dân sự của nền tảng số và cần cơ chế pháp lý vừa linh hoạt vừa khả đoán Ngoài ra, Luật sư Trần Anh Huy52 cũng đưa ra một số giải pháp pháp lý đáng quan tâm như cần phát triển hoạt động tư pháp online tại Việt Nam, giải quyết các vấn đề pháp lý quan trọng trong hoạt động kinh tế chia sẻ Bên cạnh đó, ThS Phạm Huy Tú 53 - Viện Khoa học lao động và xã hội còn đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm, an sinh xã hội điều chỉnh mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam PGS, TS Trần Kim Chung, ThS Hoàng Văn Cương54 - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng đưa ra một số giải pháp ngắn hạn, trung và dài hạn hoàn hiện pháp lý thuế trong kinh tế chia sẻ