doanh nghiệp theo mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống tạo ra nền tảng pháp lý Đề án cũng đưa ra 4 nhóm giải pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ gồm: (1) Nhóm các giải pháp thực hiện quyền và trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ trong kinh tế chia sẻ; (2) Nhóm giải pháp thực hiện quyền và trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ trong kinh tế chia sẻ Nhóm giải pháp này hướng tới nâng cao năng lực hiểu biết và sử dụng dịch vụ kinh tế số, pháp luật về hợp đồng số cho người sử dụng dịch vụ; đảm bảo an toàn lao động và an toàn trong thanh toán các hợp đồng điện tử; (3) Nhóm giải pháp thực hiện quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp công nghệ/doanh nghiệp cung cấp nền tảng trong kinh tế chia sẻ Nhóm giải pháp này hướng tới cao năng lực để hiểu rõ trách nhiệm cá nhân và doanh nghiệp về khai báo thông tin liên quan đến các hoạt động của kinh tế chia sẻ cho các cơ quan quản lý Nhà nước, bao gồm các thông tin hoạt động, nghĩa vụ thuế và các quy định quản lý chuyên ngành (4) Nhóm giải pháp đối với Nhà nước nhằm xây dựng và phát triển hệ sinh thái cho kinh doanh, đầu tư theo mô hình kinh tế chia sẻ Ngoài ra, còn có các giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách giảm thiểu rủi ro cho các bên trong hoạt động kinh tế chia sẻ
Chính sách quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vận tải: Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành “Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng” theo Quyết định số 24/QĐ- BGTVT ngày 07/1/2016 cho loại xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, được cấp phù hiệu xe hợp đồng theo đúng quy định tại Nghị định
86/2014/NĐ-CP và Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT với thời gian thí điểm là 2 năm (từ tháng 1/2016 đến tháng 1/2018) tại 5 tỉnh, thành phố lớn bao gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh Theo đó, việc đăng ký loại hình kinh doanh trên được coi là loại hình vận tải đặt xe bằng hợp đồng điện tử Đặc biệt, sự ra đời của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2020 (thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP) đã quy định rõ trách nhiệm của lái xe kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử cũng như người thuê vận tải, hành khách tham gia giao kết hợp đồng điện tử Theo Điều 35 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải chỉ được cung cấp phần mềm, không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận chuyển Như vậy, các đơn vị cung cấp phần mềm vận chuyển vốn có như Grab, Go-Viet sẽ không được trực tiếp định giá Các loại hình xe công nghệ sẽ phải lựa chọn mô hình hoạt động từ 01/4/2020 và phải đăng ký kinh doanh như một đơn vị vận tải, nếu muốn tiếp
tục các chức năng hiện tại Tuy nhiên, cũng từ đây, Grab hay các đơn vị đang thực hiện thí điểm theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT sẽ được phép hoạt động ở các tỉnh thành, không chỉ bó buộc theo điều kiện thí điểm trước đây
Thứ hai,về cấu trúc nội dung:
Pháp luật về môi giới thương mại điện tử bao gồm các nhóm quy định cơ bản sau đây: Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại điện tử; Hợp đồng môi giới thương mại điện tử; Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động môi giới thương mại điện tử; Quản lý nhà nước về môi giới thương mại điện tử
Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại điện tử gồm bên bán, bên mua, bên môi giới thương mại điện tử Họ tham gia vào quan hệ pháp luật nhằm hướng đến những mục đích và lợi ích khác nhau Theo Hiến pháp, mọi chủ thể có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm Tức là mỗi cá nhân, tổ chức đều có năng lực pháp luật khi tham gia vào hoạt động môi giới thương mại điện tử Tuy nhiên, các chủ thể còn cần có năng lực hành vi thương mại mới có thể tiến hành hoạt động trên thực tế Vì vậy, pháp luật về môi giới thương mại điện tử quy định các điều kiện cần đáp ứng để đảm bảo năng lực về chủ thể khi cá nhân, tổ chức tiếp cận thị trường và tham gia giao dịch cụ thể
Cơ sở pháp lý xác lập quan hệ pháp luật môi giới thương mại điện tử là hợp đồng môi giới thương mại điện tử Thực tế khi thực hiện thoả thuận, xảy ra tranh chấp, các chủ thể trong cuộc hay chủ thể có quyền tài phán đều coi hợp đồng vừa là căn cứ thực tế, vừa là căn cứ pháp lý để giải quyết Theo nguyên tắc tôn trọng sự thoả thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội của các bên, hợp đồng còn là nguồn luật áp dụng được ưu tiên hàng đầu Pháp luật về môi giới thương mại điện tử đảm bảo thi hành những quy tắc xử sự chung về: (i) hình thức của hợp đồng môi giới thương mại điện tử, (ii) giao kết và thực hiện hợp đồng môi giới thương mại điện tử, (iii) chấm dứt hợp đồng môi giới thương mại điện tử
Nội dung của quan hệ pháp luật môi giới thương mại điện tử là quyền và nghĩa vụ của các bên Thông qua quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên, nhà nước sẽ có cơ sở để thực thi việc đảm bảo quyền bình đẳng của các bên cũng như quyền lợi chính đáng của các chủ thể
Pháp luật về môi giới thương mại điện tử còn điều chỉnh quan hệ pháp luật giữa các bên với nhà nước Về bản chất, nhà nước sử dụng pháp luật nhằm đảm bảo tính giai cấp và tính xã hội Vì thế pháp luật về môi giới thương mại điện tử còn quy định nội dung quản lý nhà nước về môi giới thương mại điện tử
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thứ nhất, chương 1 đã xây dựng khái niệm pháp lý về hoạt động môi giới thương mại điện tử Việc nhận diện hoạt động môi giới thương mại điện tử dựa theo 5 đặc điểm pháp lý sau: Một là, chủ thể liên quan đến hoạt động môi giới thương mại điện tử; Hai là, tính xuyên biên giới của hoạt động môi giới thương mại điện tử; Ba là, tính độc lập trong mối quan hệ môi giới thương mại điện tử giữa bên môi giới và bên được môi giới; Bốn là, cơ sở pháp lý hình thành mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến hoạt động môi giới thương mại điện tử; Năm là, nền tảng công nghệ chi phối hình thức, cách thức của hoạt động môi giới thương mại điện tử Bên cạnh đó, nội dung chương 1 đã phân loại hoạt động môi giới thương mại điện tử dựa theo các tiêu chí: phương thức hoạt động; đối tượng hàng hoá, dịch vụ được môi giới
Thứ hai, chương 1 đã so sánh hoạt động môi giới thương mại điện tử với hoạt động môi giới thương mại truyền thống Ba điểm giống nhau về: chủ thể, nội dung công việc và mục đích Bốn điểm khác nhau về: quan hệ pháp luật hình thành giữa bên môi giới với các bên, hình thức giao dịch, điều kiện chủ thể, tính tích hợp
Thứ ba, chương 1 đã xây dựng khái niệm pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử, phân tích 4 đặc điểm của pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử: Một là, nội dung điều chỉnh của pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử gắn với các yếu tố đặc trưng là chủ thể, phương tiện, không gian; Hai là, pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử thường lạc hậu nhanh hơn so với thực tế phát triển của hoạt động môi giới thương mại điện tử; Ba là, pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử gồm quy phạm pháp luật và quy tắc xử sự chung của các bên được nhà nước thừa nhận (quy chế sàn giao dịch môi giới thương mại điện tử); Bốn là, pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử phải cân bằng giữa mục tiêu quản lý xã hội và phát triển kinh tế hội nhập
Thứ tư, chương 1 đã làm rõ cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử Có những quốc gia đã bước đầu quy định về hoạt động môi giới thương mại điện tử Chương 1 cũng đi tìm hiểu hệ thống pháp luật về môi giới thương mại điện tử của ba quốc gia là Hoa Kỳ, Úc và Trung Quốc Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, hoạt động môi giới thương mại điện tử được điều chỉnh bởi hai hệ thống là pháp luật môi giới thương mại và pháp luật thương mại điện tử Nội dung điều chỉnh tập trung đến chính nhóm vấn đề: chủ thể, hợp đồng môi giới thương mại điện tử, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, quản lý nhà nước về môi giới thương mại điện tử
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠIĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM