Điều 2(1) và 2(2) Luật Bảo vệ thông tin cá nhân của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 171 - 173)

nhân207 Những thông tin nhạy cảm như trên không được phép thu thập đại trà mà chỉ được phép thu thập trong một số trường hợp luật định tại Điều 17 (2) của đạo luật Ngoài ra, luật còn quy định về loại thông tin được xử lí ẩn danh (Anonymously processed information) Những thông tin này là thông tin liên quan đến cá nhân, được xử lí bằng cách xóa hoặc thay thế một phần mô tả, xóa mã nhận dạng cá nhân hoặc các phương pháp khác để những thông tin đó không thể xác định một cá nhân cụ thể

Pháp luật cần bổ sung quy định chi tiết, cụ thể hơn liên quan tới việc chuyển giao thông tin cá nhân của khách hàng trong các thương vụ sáp nhập M&A Việc chuyển giao thông tin trong khi sáp nhập và mua lại giữa hai công ty (trong đó có một bên là công ty bị mua lại hay công ty bị sáp nhập là thương nhân môi giới thương mại điện tử) vẫn điễn ra mà không cần quan tâm tới ý kiến đồng ý của bên thứ ba (là các bên được môi giới thương mại điện tử) Khách hàng là chủ sở hữu của các thông tin cá nhân, khách hàng cung cấp thông tin cá nhân nhằm mục đích sử dụng dịch vụ của thương nhân môi giới thương mại điện tử Thương nhân môi giới thương mại điện tử chỉ được phép sử dụng, không được phép định đoạt tài sản là thông tin cá nhân của khách hàng trừ khi khách hàng cho phép Nếu thương nhân môi giới thương mại điện tử thu được lợi nhuận nhờ quyền định đoạt tài sản vô hình là thông tin khách hàng như mua bán, chuyển giao có đền bù thì khách hàng cũng phải được hưởng một phần lợi nhuận

Pháp luật cần quy định chi tiết hơn quá trình thương nhân môi giới thương mại điện tử cung cấp thông tin người dùng cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu bằng văn bản khi phát hiện có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật Trên phương diện thực thi pháp luật, những vấn đề cơ bản như loại văn bản được nhận (thông báo vi phạm hay văn bản yêu cầu hợp tác điều tra), thời hạn gửi văn bản trả lời, thời hạn để doanh nghiệp cung cấp thông tin, thời hạn mà cơ quan có thẩm quyền được nắm giữ thông tin, trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong quá trình sử dụng thông tin để điều tra cần được quy định một cách cụ thể và nhất quán208

3 3 4 4 Nghĩa vụ ban hành cơ chế hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh

207 "Special care-required personal information" in this Act means personal information comprising aprincipal's race, creed, social status, medical history, criminal record, fact of having suffered damage by a principal's race, creed, social status, medical history, criminal record, fact of having suffered damage by a crime, or other descriptions etc prescribed by cabinet order as those of which the handling requires special care so as not to cause unfair discrimination, prejudice or other disadvantages to the principal

2082019 2019

Theo các chuyên gia pháp lý, “giải quyết tranh chấp trực tuyến” là một thuật ngữ ghép (collective term) giữa yếu tố trực tuyến (Online) và giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) Do đó, ODR được hiểu một cách rộng rãi trên thế giới như là việc sử dụng các biện pháp tranh chấp thay thế với sự hỗ trợ của công nghệ internet mang yếu tố trực tuyến209 Với đặc điểm này, khi sử dụng ODR, chỉ cần dựa trên nền tảng công nghệ trực tuyến, các bên có thể tham gia vào giải quyết tranh chấp mà không bị giới hạn bởi không gian, thời gian hay tốn các chi phí khác về nhân lực, di chuyển… cũng như tạo tính linh hoạt và minh bạch trong việc giải quyết tranh chấp khi lưu trữ thông tin, giảm tải cho hệ thống tòa án đang bị quá tải ở Việt Nam và tạo sự nên vững chắc, uy tín cho nền kinh tế số Tại những quốc gia phát triển như Hoa Kì, ODR phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong giải quyết tranh chấp trực tuyến mà còn giải quyết các khiếu nại có liên quan đến tranh chấp trực tuyến và một số các tranh chấp ngoại tuyến khác (Offline dispute)210 Cơ chế này cũng đã được xây dựng tại một số nơi trên thế giới có thể tham khảo như:

- Ngày 11/7/2016, Uỷ ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã thông qua bản Ghi chú kỹ thuật về giải quyết tranh chấp trực tuyến ( Technical Notes on Online Dispute Resolution) Đây là kết quả của quá trình làm việc lâu dài và liên tục của UNCITRAL từ năm 2010, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn các giao dịch xuyên biên giới ngày càng gia tăng về mặt số lượng và nhu cầu cấp thiết cần có cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ những giao dịch này Theo bản ghi chú, ODR được định nghĩa là một cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua việc sử dụng các phương tiện liên lạc điện tử và các cách thức truyền tải thông tin và giao tiếp khác nhau bằng công nghệ Quy trình giải quyết tranh chấp có thể khác nhau giữa các nền tảng ODR khác nhau và có thể sẽ ngày càng phát triển theo thời gian ODR được xây dựng để hỗ trợ bên bán và bên mua trong việc giải quyết tranh chấp của họ một cách đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt và bảo mật mà không cần yêu cầu họ phải trực tiếp gặp mặt hay tham gia vào các phiên họp211 Các nguyên tắc nền tảng của Bản Ghi chú gồm các nguyên tắc về tính công bằng, minh bạch, giới hạn về thời gian và trách nhiệm Người tiến hành giải quyết tranh chấp không nhất thiết phải là luật sư nhưng phải là người có kinh nghiệm cũng như kỹ năng trong việc giải quyết tranh

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 171 - 173)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w