Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến tín dụng thương mại và vay ngân hàng ngắn hạn; c) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến thu nhập từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 114 - 115)

c) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến thu nhập từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp

Khi gia nhập WTO, Việt Nam chưa cam kết về việc cho phép cung ứng dịch vụ xuyên biên giới đối với các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng Các phương thức thanh toán xuyên biên giới còn rất hạn chế, thường phải qua ngân hàng và có chi phí cao Phương thức thông thường khi thực hiện thanh toán trực tuyến xuyên biên giới trong thương mại điện tử là thông qua thẻ VISA hoặc MASTER CARD Ngoài ra, ví điện tử Vimo của Việt Nam đã thực hiện việc liên kết với ví điện tử Wechat Pay của Trung Quốc để đảm bảo sự thông suốt và thuận tiện cho thanh toán trực tuyến xuyên quốc gia, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại điện tử Chỉ khi các doanh nghiệp trong nước có sự hợp tác liên kết công nghệ thanh toán thì việc thực hiện thanh toán xuyên quốc gia mới được thực hiện mà không có rào cản về loại tiền tệ sử dụng

Xét vấn đề đồng tiền được phép sử dụng làm phương tiện thanh toán, hiện nay có hai loại đồng tiền được sử dụng hợp pháp với tư cách phương tiện thanh toán tại Việt Nam là nội tệ và ngoại tệ Trong đó, nội tệ là loại tiền tự do lưu thông, ngoại tệ là loại tiền hạn chế lưu thông, điều kiện giao dịch bằng ngoại tệ được quy định trong Thông tư số 32/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 03/2019/TT- NHNN) Đặc biệt, nói đến phương tiện thanh toán trong những năm gần đây, ta không thể không nhắc đến tiền ảo, tài sản ảo Nhận thấy sự rối ren trong tình hình kinh tế xã hội về tiền ảo, tài sản ảo, ngày 11/04/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 10/CT- TTg về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác Tại Chỉ thị này, Thủ tướng nhận định hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền ảo, đặc biệt là hoạt động sử dụng tiền ảo để huy động vốn theo phương thức đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, trật tự an toàn xã hội và rủi ro rất lớn cho người tham gia Về khuôn khổ pháp lý của tiền ảo, Bộ Tư pháp cho rằng: "Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010… tuy không có quy định về tiền ảo, nhưng cũng không có quy định cấm đối với các giao dịch sử dụng tiền ảo"149 Khoản 1, Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: "Ngân

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w