mại điện tử
Quyền và nghĩa vụ bên môi giới thương mại điện tử và bên được môi giới thương mại điện tử được điều chỉnh chủ yếu trong: Luật Thương mại năm 2005; các văn bản pháp luật chuyên ngành đối với những hoạt động môi giới đặc thù như môi giới bảo hiểm, môi giới hàng hải, môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, vận tải…; Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 về thương mại điện tử (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 08/2018/NĐ-CP, Nghị định số 85/2021/NĐ-CP) cùng những thông tư hướng dẫn thi hành; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hợp đồng môi giới thương mại điện tử là hợp đồng song vụ, quyền của bên này và nghĩa vụ tương ứng của bên kia Vì vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu về các nghĩa vụ của các chủ thể Tương ứng với những nghĩa vụ đó là quyền của chủ thể còn lại
2 3 1 Nghĩa vụ cơ bản chung của các bên trong hợp đồng môi giới thương mạiđiện tử điện tử
Các bên trong hợp đồng môi giới thương mại điện tử cũng có những quyền và nghĩa vụ chung giống với các bên trong hợp đồng môi giới thương mại truyền thống, hợp đồng thương mại điện tử nói chung Những quyền và nghĩa vụ đó được quy định từ Điều 151 đến Điều 154 Luật Thương mại năm 2005, Điều 36, Điều 37, Điều 46, Điều 47 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, điểm a khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, Điều 3, Điều 4 Thông tư số 47/2014/TT-BCT, Điều 6, Điều 7 Thông tư số 59/2015/TT-BCT
2 3 1 1 Nhóm nghĩa vụ cơ bản của bên môi giới thương mại điện tử
Bên môi giới thương mại điện tử cần thực hiện nghĩa vụ như một chủ thể môi giới thương mại truyền thống và như một chủ thể cung ứng dịch vụ thương mại điện tử Nghĩa vụ cơ bản của thương nhân môi giới thương mại truyền thống được quy định tại Điều 151 Luật Thương mại năm 2005 Nghĩa vụ cơ bản của thương nhân cung ứng dịch vụ dịch thương mại điện tử được quy định tại Điều 36, Điều 46 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Điều 4 Thông tư số 47/2014/TT-BCT, Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BCT Gồm nhóm nghĩa vụ:
- Đăng ký thiết lập website, ứng dụng môi giới thương mại điện tử với Bộ Công thương
- Thực hiện trong phạm vi công việc của bên môi giới thương mại điện tử - Bảo mật thông tin của bên được môi giới thương mại điện tử, người tiêu dùng
- Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ
- Chịu trách nhiệm hàng hoá, dịch vụ được môi giới không thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hàng hoá, dịch vụ vi phạm pháp luật khác khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực về những thông tin này
- Xây dựng, công bố: quy chế hoạt động của nền tảng ứng dụng môi giới thương mại điện tử; cơ chế kiểm tra, giám sát; cơ chế giao kết hợp đồng; cơ chế giải quyết tranh chấp
- Chịu trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2 3 1 2 Nhóm nghĩa vụ cơ bản của bên được môi giới thương mại điện tử
Bên được môi giới thương mại điện tử cần thực hiện nghĩa vụ như một chủ thể được môi giới thương mại truyền thống và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại điện tử nói chung Nghĩa vụ của bên được môi giới thương mại truyền thống quy định tại Điều 152 Luật Thương mại năm 2005 Nghĩa vụ của bên bán được môi giới thương mại điện tử chính là nghĩa vụ của người bán trên website dịch thương mại điện tử Những nghĩa vụ cơ bản đó được quy định tại Điều 37, Điều 47 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP; Điều 3 Thông tư số 47/2014/TT-BCT, Điều 7 Thông tư số 59/2015/NĐ-CP Nhóm nghĩa vụ cơ bản gồm:
- Thanh toán thù lao môi giới và các chi phí hợp lý
- Cung cấp thông tin khi đăng ký sử dụng dịch vụ môi giới thương mại điện tử
- Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hàng hoá, dịch vụ
- Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thuế…
Quan hệ môi giới thương mại điện tử được phát sinh giữa các cặp chủ thể: Bên môi giới thương mại điện tử và bên bán được môi giới thương mại điện tử; Bên môi
giới thương mại điện tử và bên mua được môi giới thương mại điện tử Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy bên môi giới thương mại điện tử hướng tới mục đích sinh lợi trực tiếp từ việc giao kết hợp đồng với bên bán được môi giới thương mại điện tử Vì vậy, đối với quan hệ pháp luật môi giới thương mại điện tử, các quy định pháp luật tập trung chủ yếu và phần lớn điều chỉnh nghĩa vụ của bên bán được môi giới thương mại điện tử
Trong nhóm các nghĩa vụ của bên bán được môi giới thương mại điện tử, nghĩa vụ về thanh toán trực tuyến xuyên biên giới là một nghĩa vụ mang tính đặc thù Môi giới thương mại điện tử xuyên quốc gia đặt ra vấn đề loại tiền tệ nào sẽ được sử dụng trong thanh toán trực tuyến cho các đơn hàng thương mại điện tử Thanh toán trực tuyến trong lĩnh vực thương mại điện tử được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật như Pháp lệnh Ngoại hối, Nghị định số 101/2012/NĐ -CP về thanh toán không dùng tiền mặt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 80/2016/NĐ-CP), thông tư số 46/2014/TT–NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Điều 3 của Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định thanh toán quốc tế và thanh toán bằng ngoại tệ phải tuân theo quy định về quản lí ngoại hối, các thỏa thuận quốc tế về thanh toán mà Việt Nam tham gia; thanh toán quốc tế có thể áp dụng tập quán quốc tế nếu Việt Nam chưa quy định và không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam147 Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi Điều 22 như sau: “trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” Các trường hợp cho phép là khi thực hiện những giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú (khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối, khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối)148