nhiều yếu tố khác: sự chủ động, thiện chí của nhà đầu tư nước ngoài, các công cụ quản lý nhà nước khác (ngoài pháp luật) ví dụ như chi phí dòng tiền, tiềm năng và thị phần của thị trường Việt Nam… Đơn cử một ví dụ: Giả sử nhà đầu tư nước ngoài đang có 2 phương án lựa chọn khi tiếp cận thị trường đầu tư trong lĩnh vực môi giới thương mại điện tử tại Việt Nam: i) Phương án thứ nhất, có hiện diện thương mại tại Việt Nam thông qua thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam ii) Phương án thứ hai, không hiện diện thương mại tại Việt Nam và thực hiện chuyển thù lao môi giới thương mại điện tử ra nước ngoài Đối với phương án thứ hai, thương nhân nước ngoài cần xác định nền tảng môi giới thương mại điện tử không phải đang cung cấp dịch vụ thu hộ, chi hộ (căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán) Thương nhân nước ngoài có thể lựa chọn hình thức chuyển tiền (thanh toán bằng thẻ mà người thụ hưởng ở nước ngoài) ra nước ngoài vì pháp luật hiện hành không cấm Tuy nhiên, thực tế chi phí chuyển tiền ra nước ngoài lớn sẽ làm họ cần cân nhắc đến việc lựa chọn phương án thứ nhất – thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam Hoặc đơn cử, thị trường môi giới thương mại điện tử ở Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng và vô cùng hấp dẫn với thị phần ngày càng tăng cũng là một trong những lý do để thương nhân nước ngoài cân nhắc việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam để tăng sức cạnh canh
Tóm lại, quy phạm pháp luật để quản lý thương nhân nước ngoài có trụ sở ở nước ngoài, máy chủ đặt ở nước ngoài cung ứng dịch vụ môi giới thương mại điện tử phát sinh lợi nhuận ở Việt Nam là đã được xây dựng và ban hành Tuy nhiên, để nó được thực hiện hiệu quả trên thực tế, thì cơ quan quản lý nhà nước cũng cần kết hợp với các công cụ quản lý khác ngoài pháp luật để thúc đẩy thương nhân nước ngoài chủ động thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam
3 3 2 4 Kiến nghị hoạt động quản lý thuế đối với bên môi giới thương mại điện tử là thương nhân nước ngoài
Cơ quan quản lý nhà nước cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn về quản lý thuế để khắc phục tình trạng bất cập trong hoạt động quản lý thuế đối với môi giới thương mại điện tử Cụ thể là thu thuế với bên môi giới thương mại điện tử không có đại diện pháp lý tại Việt Nam và thu thuế với bên bán được môi giới thương mại điện tử là các cá nhân kinh doanh quy mô nhỏ Điều đó thể hiện bằng việc Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 hướng dẫn Luật Quản lý thuế Tuy nhiên, hiệu quả thực thi của nghị định này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố Theo
ý kiến của nghiên cứu sinh, nhà nước có thể cân nhắc áp dụng các biện pháp ưu đãi