Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh cẩm lệ đà nẵng (Trang 27)

a. Môi trường kinh tế vĩ mô

Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến quyết định vay tiêu dùng của người dân. Khi kinh tế phát triển, doanh nghiệp làm ăn tốt, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm do đó tạo triển vọng cho vay tiêu dùng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nề kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế giảm do đó ứ đọng vốn, không những hoạt động cho vay không được mở rộng mà còn bị thu hẹp.Các biến số kinh tế vĩ mô như: chỉ số CPI, các chỉ số thị trường chứng khoán, tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại… là những nhân tố có ảnh hưởng đến việc mở rộng vay tiêu dùng . Có thể ví nền kinh tế như một cơ thể trong đó mỗi biến số vĩ mô là một cơ quan trong một cơ thể, vì vậy khi có sự thay đổi của biến số này sẽ ảnh hưởng đến biến số khác và ngược lại. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển tạo điều kiện cho các các nhà đầu tư tiến hành đầu tư, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng nhu cầu chi tiêu từ đó tăng nhu cầu vay tiêu dùng.

b. Môi trường pháp lý

Hệ thống pháp luật, nhất là những bộ luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại cũng như là việc có dễ dàng hay khó khăn để tiếp cận các khoản vay tiêu dùng của khách hàng. Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay. Đây là cơ sở pháp lý để Ngân hàng khiếu lại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra. Điều đó giúp Ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay .

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I có những nội dung liên quan đến những lý thuyết xoay xung quanh vấn đề cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng, bên cạnh đó có đề cập đến những lý thuyết liên quan đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến quyết định của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng để vay.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ

NẴNG - CHI NHÁNH QUẬN CẨM LỆ

2.1 Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng - Chi nhánh quận Cẩm Lệ

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Đà Nẵng - Chi nhánh quận Cẩm Lệ triển nông thôn Đà Nẵng - Chi nhánh quận Cẩm Lệ

NHNo&PTNT chi nhánh quận Cẩm Lệ chính là NHNo&PTNT huyện Hòa Vang trước đây, là chi nhánh của sở giao dịch III tại Đà Nẵng trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Tháng 10 năm 1988 chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hòa Vang được thành lập với bộ máy tổ chức gồm một ngân hàng liên xã trực thuộc đó là Túy Loan, hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực phát triển nông thôn trên 14 xã. Tiền thân của ngân hàng này là NHNo&PTNT Hòa Vang. Sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, tháng 5 năm 1990 hệ thống ngân hàng một cấp chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp và NHNo&PTNT Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lơn nhất Việt Nam. NHNo&PTNT huyện Hòa Vang cũng nằm trong đó, là đơn vị trực thuộc có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch kinh doanh và hoạch toán kinh tế nội bộ.

Căn cứ theo quyết định số 14/HĐQT-TCCB ngày 4 tháng 1 năm 2006 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc đổi tên NHNo&PTNT huyện Hòa Vang thành NHNo&PTNT quận Cẩm Lệ. Chi nhánh NHNo&PTNT quận Cẩm Lệ có 3 phòng giao dịch là: Phòng giao dịch Hòa Phát, phòng giao dịch An Hòa và phòng giao dịch Khuê Trung nhằm mục đích tiếp cận với khách hàng nhiều hơn, góp phần vào việc nâng cao hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động cho vay của chi nhánh. Sau nhiều năm thành lập, đơn vị gặp không ít khó khăn nhưng với tinh thần phấn đấu vượt lên của toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng, đến nay chi nhánh NHNo&PTNT quận Cẩm Lệ đã đi vào hoạt động ổn định và đang trên đà phát triển, phát huy được vai trò của một ngân hàng thương mại trong nên kinh tế thị trường.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn Đà Nẵng - Chi nhánh quận Cẩm Lệ và Phát triển nông thôn Đà Nẵng - Chi nhánh quận Cẩm Lệ

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng bana. Ban giám đốc a. Ban giám đốc

Đứng đầu chi nhánh là giám đốc chi nhánh, là người tổ chức quản lý mọi hoạt động kinh doanh, là người chịu trách nhiệm cao nhất trước giám đốc NHNo&PTNT thành phố và tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Giám đốc truyền đạt kịp thời thông tin cần thiết, những văn bản, những chủ trương, những chính sách của nghành về pháp lệnh ngân hàng, những quy định, nghị định của ngân hàng và của nhà nước cho các phòng để theo đó các phòng thực hiện theo đúng chế độ. Giám đốc giám sát chung mọi hoạt động của chi nhánh, là người trực tiếp giải quyết những vấn đề cấp bách nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Dưới giám đốc là hai phó giám đốc, hai phó giám đốc này thay mặt cho giám đốc điều hành về mặt kinh doanh và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về những công việc mà mình đã giải quyết.

GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. Kế hoạch kinh doanh P. Tổ chức hành chính P. Giao dịch Hòa Phát P. Giao dịch Khuê Trung P. Giao dịch An Hòa P. Kế toán ngân quỹ

b. Phòng kế toán ngân quỹ

Phòng kế toán ngân quỹ có các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Trực tiếp hạch toán, thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT.

- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

- Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.

- Chấp hành quy định về an toán kho quỹ và mức tồn quỹ theo quy định.

- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT.

- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao cho.

c. Phòng kế hoạch kinh doanh

Phòng kế hoạch kinh doanh có các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương.

- Xây dựng ké hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết tón kế hoạch đến các phòng giao dịch NHNo&PTNT trên địa bàn.

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các phòng giao dịch trên địa bàn.

- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh của quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín khép kín.

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nghuyên nhân và đề xuất khắc phục.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao cho…

d. Phòng tổ chức hành chính

Phòng tổ chức hành chính có các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh và cso trách nhiệm thưởng xuyên đông đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Bên cạnh đó phải xây dựng và triển khia chương trình giao ban nội bộ chi nhánh.

- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, trang chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ nhân viên và tài sản của chi nhánh.

- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và các văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam. Là đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh.

- Trực tiếp quản lư con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. Đồng thời còn có nhiệm vụ thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ, dụng cụ…

- Chịu trách nhiệm trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ…cán bộ nhân viên. Thực hiện nhiệm vụ khác của Giám đốc chi nhánh giao.

2.1.3 Tình hình kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Chi nhánh quận Cẩm Lệ Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2016 thôn Chi nhánh quận Cẩm Lệ Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2016

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn

Huy động nguồn vốn là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng, để cung cấp đầy đủ nhu cầu về vốn cho các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, đòi hỏi ngân hàng phải huy động được vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Với vai trò trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính. Vì thế việc huy động vốn không chỉ có ý nghĩa riêng đối với bản thân ngân hàng và còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư đồng thời đáp ứng nhu cầu cho người dân gửi tiền an toàn và thuận lợi.

Nền kinh tế của Đà Nẵng trong những năm gần đây tăng trưởng rất mạnh, nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh cũng tăng cao. Mặt khác, Việt Nam đã được gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta ngày càng nhiều, do đó các doanh nghiệp trong nước phải bổ sung vốn để đầu tư vào trang thiết bị, nâng cấp sửa chữa máy móc để có thể đứng vững, bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao, kéo theo nhu cầu vay tiêu dùng tăng theo. Vì vậy, đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn để đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp trong nước. Dưới đây là bảng tình hình huy động vốn của ngân hàng Agribank chi nhánh Cẩm Lệ Đà Nẵng:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015- 2014 Chênh lệch 2016- 2015 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) ST TL(%) 1.Nhận TG -TCKT -Kho bạc -TCTD -Dân cư 975,750 40,400 78,200 500 856,650 100 4.14 8.01 0.05 87.805 1,058,400 60,700 65,100 500 932,100 100 5.74 6.15 0.05 88.06 1,135,100 45,180 50,000 500 1,039,420 100 3.98 4.41 0.04 91.57 82,650 20,300 -13,100 0 75,450 8.47 50.25 -16.75 0 75,450 76,700 -15,520 -15,100 0 107,320 7.25 -25.57 -23.20 0 11.51 2.PHGTCG 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3.Đi vay 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng NV 975,750 100 1,058,400 100 1,135,100 100 82,650 8.47 76,700 7.25%

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Agribank Cẩm Lệ Đà Nẵng qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

2014 2015 2016 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000

Tình hình huy động tiền gửi

-TCKT -Kho bạc -TCTD -Dân cư

Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động tiền gửi của Agribank Cẩm Lệ qua 3 năm 2014 - 2016

Qua bảng 2.1 cho thấy được tình hình huy động vốn qua các năm của ngân hàng Agribank Cẩm Lệ Đà Nẵng không ngừng tăng qua các năm. Năm 2014 ngân hàng huy động được 975,750 triệu đồng. Sang năm 2015 tăng lên 1,058,400 triệu đồng, tăng 82,650 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 8.47%. Năm 2016 huy động được 1,135,100 triệu đồng, tăng 76,700 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 7.25%. Mặc dù tỷ lệ tăng có thấp hơn so với năm 2015, nhưng số vốn huy động được vẫn vượt năm 2015. Đó là một điều đáng mừng của ngân hàng, vì trong bối cảnh nền kinh tế những năm gần đây, lãi suất biến động mạnh, các ngân hàng thương mại khác đang chạy đua lãi suất để thu hút khách hàng, có rất nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thanh khoản kém, nhưng Agribank vẫn giữ được một vị thế ổn định đó là một điều đáng mừng.

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm 2014-2016 thì nguồn vốn huyđộng tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiền gửi từ dân cư trong năm 2015 tăng động tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiền gửi từ dân cư trong năm 2015 tăng 8.81% so với năm 2014 tương ứng với mức là 75,450 triệu đồng. Đến năm 2016, tiền gửi từ dân cư tăng 11.51% so với năm 2015, tương ứng 107,320 triệu đồng. Đây là kết quả của việc áp dụng mạnh mẽ các hoạt động marketing nhằm tạo hình ảnh tốt, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ tiết kiệm của ngân hàng đến với các tầng lớp dân cư. Tiền gửi từ dân cư đa phần là tiền gửi tiết kiệm có tính ổn định cao, dễ sử dụng đối với ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần sử dụng tối ưu nguồn vốn này để đạt được hiệu quả cao nhất.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi

Ngoài ra, nhờ vào uy tín và thương hiệu mà ngân hàng Agribank đã tạo lập được từ rất lâu cho nên được nhiều khách hàng tin tưởng, tín nhiệm để gửi tiền.

Bên cạnh đó tiền gửi từ tổ chức kinh tế cũng tăng lên nhiều. Cụ thể là năm 2014 chiếm 4.14% , năm 2015 chiếm 5.74%, năm 2016 chiếm 3.98% trong tổng nguồn vốn huy động. Việc tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng là do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng, sản xuất bắt đầu hoạt động trở lại, nhưng năm 2016 tỷ lệ có giảm so với năm 2015 bì nền kinh tế có nhiều biến động, nhưng điều đó không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng đã không ngừng tăng cường các hoạt động tìm kiếm lượng khách hàng mới trong nền kinh tế như sử dụng các kênh thông tin đại chúng, các chương trình tài trợ…

Ngoài ra, tiền gửi kho bạc cũng chiếm tỷ trọng cao thứ 2 sau tiền gửi dân cư. Cụ thể là năm 2014 huy động được 78,200 triệu đồng chiếm 8.01%, năm 2015 huy động được 65,100 triệu đồng chiếm 6.15% và năm 2016 huy động được 50,000 triệu đồng chiếm 4.41% trong tổng số vốn huy động. Nhìn chung công tác huy động vốn qua 3 năm được thực hiện khá tốt, đảm bảo nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, mặc dù nền kinh tế của thành phố còn nhiều biến động, có tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của các thành phần trong nền kinh tế, đã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh cẩm lệ đà nẵng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w