Để hoạt động cho vay tiêu dùng có thể phát triển và tăng trưởng lớn mạnh, phục vụ đông đảo nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế thì không chỉ cần sự nỗ lực từ phía ngân hàng mà còn cần có sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ. Chính phủ nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi để hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển và mang lại lợi ích cho toàn thể xã hội. Dưới đây là một số kiến nghị với Chính phủ để giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng:
- Chính phủ cần thực hiện những biện pháp nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, chính trị xã hội. Xác định rõ mục tiêu chiên lược phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách hợp lý nhằm mục tiêu ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì lạm phát ở mức hợp lý. Làm được điều này sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của người đân, khiến khả năng tích lũy và tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng lên, từ đó thúc đẩu mạnh mẽ tăng cầu về vay tiêu dùng.
- Ban hành, hoàn thiện luật cho vay tiêu dùng: Hiên nay, cơ cấu vay tiêu dùng đang chiếm tỷ trọng khá lớn. Thực tế cho thấy, việc cấp tín dụng tiêu dùng của các NHTM còn gặp rất nhiều khó khăn là vì chúng ta chưa có luật lệ cụ thể nào cho vay tiêu dùng, kiến cho quá trình giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng còn gặp phải nhiều vấn đề vướng mắc. Để khắc phục vấn đề này, Chính phủ cần sớm ban hành luật cho vay tiêu dùng theo
một hướng thống nhất, cụ thể như: cơ chế cấp tín dụng, lãi suất cho vay tiêu dùng, tránh tình trạng các ngân hàng cạnh tranh không lành mạnh.
- Chính phủ cần có sự chỉ đạo thống nhất, cụ thể hơn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, thủ tục đăng ký, công chứng, xử lý khi có tranh chấp về tài sản, phát mại tài sản…nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng khi cho vay cầm cố, thế chấp. Tạo điều kiện để ngân hàng phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền quận, huyện, thành phố…phối hợp, tạo điều kiện giúp ngân hàng đẩy nhanh tiến độ xử lý, cưỡng chế, phát mại tài sản để thu hồi các khoản nợ xấu, tạo điều kiện giúp ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả.
- Chính phủ cần đầu tư cho việc giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong nghành ngân hàng, nâng cao tay nghề, trình độ, có điều kiện cập nhật và bổ sung kiến thức mới để theo kịp với sự thay đổi của thị trường tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục trong nước thông qua việc đầu tư cho các trường có đào tạo chuyên nghành ngân hàng, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc thực tế kết hợp với lý thuyết, nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng nói chung.