Song song với các kết quả đạt được thì ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như sau:
-Cơ cấu thời hạn CVTD của ngân hàng vẫn chưa hợp lý, tỷ trọng CVTD ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn so với CVTD trung và dài hạn, trong khi nguồn vốn mà ngân hàng huy động được chủ yếu là từ tiền gửi của dân cư, là 1 nguồn vốn lớn và ổn định, do đó dễ dẫn đến rủi ro lãi suất cho ngân hàng. Bên cạnh đó nợ xấu CVTD trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, cho thấy rằng công tác thầm định cho vay đối với các món vay trung và dài hạn vẫn còn lỏng lẻo. Do đó, cần nâng cao hơn công tác thẩm định để loại bỏ bớt các khoản vay không đủ đảm bảo.
- Về nợ xấu CVTD thì ngân hàng bán một phần nợ xấu cho công ty thu mua nợ xấu VAMC, đây không phải là một cách giải quyết lâu dài, nó làm ngân hàng tổn thất một khoản vốn rất lớn. Do đó, cần có một biện pháp rõ ràng để thu hồi nợ xấu cũng như nâng cao chất lượng các khoản vay.
- Số lượng nhân viên tín dụng của ngân hàng vẫn chưa đủ để phục vụ khách hàng, nhiều khách hàng phải chờ đợi để được tới lượt mình. Bên cạnh đó, một số nhân viên tín dụng vẫn còn thiếu kinh nghiệm cũng như khả năng xử lý, thẩm định trong CVTD, làm khách hàng phải chờ đợi lâu, do đó không đáp ứng được nhu cầu vay ngày càng tăng của khách hàng.
- Ngân hàng vẫn chưa thật sự chú trọng đến hoạt động quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ CVTD của ngân hàng đến khách hàng, phần lớn là do khách hàng có nhu cầu nên tự tìm hiểu và tìm đến với ngân hàng, ngân hàng vẫn còn thụ động trong việc tìm tới khách hàng.
- Tài sản đảm bảo tiền vay còn khá đơn điệu, tài sản nhận thế chấp chủ yếu là bất đọng sản, các loại tài sản khác còn hạn chế, chưa có chính sách phân loại ra từng loại khách hàng để cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo một phần.
- Ngân hàng chưa đẩy mạnh liên kết trong cho vay. Chưa có liên kết đối với các đơn vị kinh doanh, hành chính sự nghiệp, đơn vị xã hội để mở rộng và nâng cao hiệu quả CVTD.
- Qui trình thủ tục vay vốn còn rườm rà và tốn thời gian hơn so với một số NHTM có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng cổ phần.
- Công tác, hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng vay tiêu dùng còn khá hạn chế, chưa có chương trình nào có sức lan tỏa lớn đến với khách hàng vay.
- Về tình hình kinh doanh chung của ngân hàng thì tuy thu hập của ngân hàng tăng qua các năm nhưng doanh thu của khách hàng lại giảm, đây cũng không phải là dấu hiệu tốt. Ngân hàng cần có những kế hoạch cụ thể nhằm tăng doanh thu của ngân hàng lên, bên cạnh đó phải kiểm soát được mức tăng của chi phí, không để chi phí tăng nhanh hơn doanh thu.
- Hình thức huy động vốn của ngân hàng chưa được đa dạng hóa, chủ yếu là tập trung vào nhận tiền gửi, hình thức, công cụ không được đa dạng. Hình thức huy động bằng phát hành giấy tờ có giá vẫn không phổ biến và không có người mua, chứng tỏ công tác quảng cáo và chiêu thị của ngân hàng vẫn còn rất kém.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Chương II của đề tài đề đề cập đến thực trạng huy động vốn, cho vay và tình hình kinh doanh chung của NHNo&PTNT Đà Nẵng – chi nhánh quận Cẩm Lệ. Bên cạnh đó cũng đi sâu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng, từ đó nêu lên được những mạt đạt được và chưa đạt được của ngân hàng, làm cơ sở để đưa ra giải pháp khắc phục.
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI