Để đem đến cho khác hàng các dịch vụ chất lượng nhất, sự hài lòng cao nhất, đồng thời phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng ngoài nỗ lực của chi nhánh Cẩm Lệ Đà Nẵng thì sự hỗ trợ của NHNo&PTNT Việt Nam và toàn hệ thống là không thể thiếu. Một số kiến nghị sau đây giúp NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện đồng bộ và phát triển bền vững trong môi trường hội nhập hiện nay:
- Phân bổ, bố trí nhân viên 1 cách hợp lý: Ban quản trị NHNo&PTNT Việt Nam cần có sự phân bổ nhân sự hợp lý, giảm áp lực công vệc cho nhân viên. Tránh tình trạng nơi thì thiếu nơi thì thừa nhân viên. Từ đó họ sẽ làm việc có hiệu quả hơn và năng suất sẽ được cải thiện nhiều. Đồng thời nên hỗ trợ cho chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, không chỉ mở lớp huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên mới mà nên có lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cho tất cả nhân viên tín dụng để họ hiểu biết sâu hơn và có được các ứng xử cần thiết trong mọi tình huống xảy ra trong công việc.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động cho vay tiêu dùng như: nhân viên nhận hối lộ của khách hàng để có thể dễ dàng trong việc vay vốn hay nhân viên vòi tiền hoa hồng từ khách hàng, nhân viên dễ dãi đối với những khách hàng là người thân hoặc quen biết, cấp tín dụng cho những khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay vốn, làm tăng nợ xấu và thất thoát vốn cho ngân hàng.
- Tuyển dụng những cán bộ, nhân viên ngân hàng có trình độ chuyên môn, hiểu biết tốt về nghành tài chính ngân hàng, tư duy nhạnh bén, sáng tạo, năng động, ưu tiên những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định. Chống triệt để tình trạng tuyển dụng do quen biết hay con cháu của lãnh đạo ngân hàng hay chạy chọt để có được vị trí làm việc trong ngân hàng mặc dù những người đó không có năng lực thật sự hoặc không hiểu biết về nghành tài chính ngân hàng.
- Ngân hàng cần mở rộng nguồn tài sản đảm bảo, cho phép thực hiện các khoản vay của của tư nhân bằng hình thức tín chấp, đặc biệt khi họ là khách hàng truyền thống của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể áp dụng linh hoạt hình thức đảm bảo tiền vay, ví dụ như đối với những khách hàng truyền thống xếp hạng A thì ngân hàng có thể
cho vay có bảo đảm một phần bằng tài sản, bên cạnh đó ngân hàng cần mở rộng nhận các loại tài sản khác như: ô tô, xe gắn máy, trái phiếu, cổ phiếu…
- Mở rộng các đối tượng khách hàng bằng cách liên kết với các đơn vị kinh tế, xã hội:Ngân hàng cần thiết lập chiến lược khách hàng cụ thể, chỉ đạo chi nhánh đến tiếp thị khai thác khách hàng. Cụ thể là ngân hàng có thể liên hệ với ban quản lý các chợ, các công đoàn của các doanh nghiệp trên địa bàn để tiến hành tổ chức một buổi hội thảo cho tất cả những tiểu thương hay công nhân có nhu cầu vay vốn, những người có quan tâm thật sự đến vay tiêu dùng. Trong hội thảo này, ngân hàng có thể giới thiệu về hệ thống các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng, đồng thời hướng dẫn quy trình, giải thích về chi phí lãi vay, thời hạn, hạn mức, phương thức giải ngân và thu nợ, giải đáp mọi thắc mắc khác của khách hàng, lầm cho khách hàng thấy được lợi ích từ việc vay tiêu dùng. Hoạt động này sẽ giúp ngân hàng gần gũi hơn với khách hàng, xóa bỏ tâm lý ngại đến với ngân hàng của khách hàng, từ đó khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ tiện ích của ngân hàng nói chung và vay tiêu dùng nói riêng.
- Ngân hàng cần lập ra 1 kế hoạch hoặc chỉ tiêu rõ ràng về cơ cấu cho vay ngắn, trung và dài hạn để tránh tình trạng mất cân bằng hay tính hợp lý về nguồn vốn huy động. Giảm bớt rủi ro về lãi suất hay thanh khoản của ngân hàng.
- Cần phải quan tâm hơn đến việc phân tích hoạt động cho vay, theo dõi sát sao quá trình trước và sau khi vay vốn. Ngoài việc phân tích tổng quát chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu như nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn…cần đi sâu phân tích chất lượng từng khoản tín dụng thông qua các nội dung như: kiểm tra lại điều kiện cho vay, đánh giá tình trạng kinh doanh của người vay, đánh giá khả năng tài chính của người vay. Trên cơ sở đó kịp thời phát hiện những khoản nợ vay có vấn đề mặc dù chưa đến hạn trả nợ, từ đó có những biện pháp phòng ngừa nguy cơ mất vốn.
- Đẩy mạnh hơn nữa chiến lược maketing: trong môi trường cạnh tranh hiện nay, khâu tiếp thị ngân hàng là không thể thiếu vì nó có những tác dụng sau: tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giúp ngân hàng chủ động hướng tới khách hàng và phục vụ khách hàng, quảng bá chương trình tín dụng đặc biệt về lãi suất đến khách hàng nhằm tăng tính cạnh tranh về lãi suất với các ngân hàng khác. Ngân hàng có thể thực hiện tiếp thị thông qua
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Uyên Thi
hệ, là khách hàng truyền thống, ngân hàng nền thực hiện tốt các công tác chăm sóc khách hàng, tạo được độ tin cậy, hài lòng tất yếu họ sẽ giới thiệu ngân hàng cho những bạn bè của mình đến giao dịch với ngân hàng, như vậy ngân hàng sẽ mở rộng, tạo được mạng lưới khách hàng vững chắc.
- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng: Nhu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhận, hộ gia đình rất phong phú: thanh toán hàng hóa dịch vụ, mua sắm đồ dùng sinh hoạt, du lịch, chữa bệnh…Những nhu cầu này đã được ngân hàng chú trọng nhưng chưa đáp ứng tốt, chỉ phục vụ mục đích mua sắm đồ dùng và xây sửa nhà cửa là chủ yếu trong khi các nhu cầu khác như: học hành, chữa bệnh, du lịch, cưới hỏi…là rất ít. Do đó ngân hàng nên thành lập những nhóm nhận viên nghiên cứu thị trường để có thể tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có nhiều tính năng mới có phục vụ nhu cầu này của khách hàng, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng.