Đặc điểm của nguồn nhân lực trong khách sạn – nhà hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường động lực làm việc cho nhân viên bộ phận fb tại khách sạn avatar đà nẵng (Trang 29 - 30)

Lao động trong khách sạn – nhà hàng có một số đặc điểm sau:

- Sản phẩm của khách sạn – nhà hàng kết hợp giữa sản phẩm và dịch vụ, trong đó yếu tố dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn vì vậy lao động trong khách sạn – nhà hàng chủ yếu là lao động dịch vụ.

- Mức độ chuyên môn hóa của lao động cao đòi hỏi người lao động có trình độ kỹ năng, kỹ xảo cao. Mức độ chuyên môn hóa của người lao động thể hiện ở từng nghiệp vụ chuyên môn như bàn , bar, bếp…

- Khó có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa dẫn đến số lượng lao động trực tiếp nhiều trong cùng một thời gian và không gian, nhiều loại chuyên môn nghề nghiệp dẫn đến việc khó khăn trong tổ chức quản lý điều hành.

- Thời gian làm việc của lao động trong khách sạn – nhà hàng mang tính chất thời điểm, thời vụ phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của khách hàng, Giờ làm việc của lao động thường gián đoạn và tương ứng với thời gian đến và đi của khách, có lao động phải làm việc kéo dài đến khi hết khách . Do vậy việc tổ chức lao động phải chia theo ca. Đặc điểm này làm cho người lao động trong nhà hàng vào mùa du lịch không có điều kiện tham gia các hoạt dộng xã hội và làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của họ.

- Cường độ lao động không đồng đều mang tính thời điểm cao, đa dạng. Bên cạnh đó, họ còn chịu đựng tâm lý và môi trường phức tạp. Lao động trong khách sạn – nhà hàng đều có quan hệ trực tiếp với khách, họ phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng khách với các đặc điểm khác nhau về dân tộc, sở thích, cơ cấu xã hội ( giới tính, tuổi, vị trí xã hội ), nhân thức phong tục tập quán và lối sống. Khi tiếp xúc với nhiều dạng khách khác nhau, khách khó tính cũng có, khách dễ tính cũng có, hơn nữa không phải lúc nào người lao động cũng ở trong trạng thái thoải mái. Do vậy để phục vụ đạt chất lượng cao người lao động phải có sức chịu đựng về tâm lý để luôn làm vừa lòng khách. Bên cạnh đó, đòi hỏi người lao động trực tiếp phải rèn luyện phẩm chất tâm lý xã hội cần thiết và có lòng yêu nghề để điều chỉnh tình cảm của mình trong quá trình phục vụ khách.

- Lao động trong khách sạn – nhà hàng tương đối trẻ. Lao động nữ có độ tuổi trung bình từ 20 – 30 và nam giới trung bình 30 – 40. Lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nam giới, ngày nay tỷ trọng này thay đổi theo xu hướng tăng lên của lao động nam.

- Việc trả lương cho người lao động ở các khách sạn – nhà hàng không đồng đều theo thời gian, thời vụ.

- Lao động trong khách sạn – nhà hàng phải tuân thủ theo quy trình tổ chức lao động của khách sạn – nhà hàng (giờ trong ngày, ngày trong tuần….)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường động lực làm việc cho nhân viên bộ phận fb tại khách sạn avatar đà nẵng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w